| Hotline: 0983.970.780

Sửa quyết định nhiệm kỳ trước, tỉnh Hải Dương sẽ tạo tiền lệ xấu?

Thứ Ba 28/07/2020 , 15:13 (GMT+7)

Tỉnh Hải Dương dự định ‘hủy kèo’, sửa Quyết định 162 về việc giao đất cho cảng Phú Thái từ 20 năm trước để lấy lại một phần đất đã giao, cấp doanh nghiệp khác.

Tỉnh Hải Dương tái khởi động dự án xây cảng thủy nội địa trái pháp luật. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tỉnh Hải Dương tái khởi động dự án xây cảng thủy nội địa trái pháp luật. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tỉnh Hải Dương đang tái khởi động dự án xây cảng thủy nội địa trái pháp luật của công ty Thế Anh. Trước đó, như báo Nông nghiệp Việt Nam đã thông tin dự án này có rất nhiều sai phạm vì không có trong quy hoạch và được cấp chồng lên diện tích đất đã được giao cho dự án khác đang triển khai.

Cụ thể, năm 2008, UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định 4778 thu hồi đất cho công ty Thế Anh thực hiện dự án xưởng sửa chữa đóng mới phương tiện thủy và xây dựng cảng thủy nội địa.

Nhưng vị trí đất bãi tỉnh Hải Dương thu hồi cho công ty Thế Anh đoạn Km16+345 – Km16+450 lại trùng diện tích tỉnh Hải Dương đã giao đất cho ông Đặng Đức Chúc thực hiện Dự án xưởng sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy và xây dựng cảng thủy nội địa Phú Thái từ năm 2004 theo Quyết định 162.

Diện tích đất bị cấp trùng rộng tới trên 12.404 m2 dẫn đến tranh chấp đất đai, khiếu kiện kéo dài. Lỗi là của chính quyền tỉnh Hải Dương!

Tuy nhiên, do lãnh đạo tỉnh Hải Dương muốn thực hiện bằng được dự án của công ty Thế Anh nên năm 2019, UBND tỉnh Hải Dương đã tiến hành thanh tra việc giao đất cho hai doanh nghiệp và kết luận thanh tra cho rằng các ngành chức năng trong tỉnh đã thiếu trách nhiệm dẫn đến sai lệch trong việc giao đất xây dựng cảng Phú Thái cho ông Đặng Đức Chúc.

Trên cơ sở đó, kết luận thanh tra kiến nghị UBND tỉnh Hải Dương điều chỉnh Quyết định 162 để có cơ sở thu hồi diện tích 12.404 m2 cho công ty Thế Anh.

Tức là, để thực hiện được dự án của công ty Thế Anh thì bắt buộc tỉnh Hải Dương phải sửa quyết định giao đất của nhiệm kỳ trước. Vậy tỉnh Hải Dương sẽ sửa quyết định 162 như thế nào?

Được biết, tháng 1/2004, tỉnh Hải Dương ra Quyết định 162 cho phép ông Đặng Văn Chúc lập mặt bằng để trung chuyển vật liệu và sửa chữa tàu thuyền tại bãi ngoài sông hữu Kinh Môn. Theo đó, ông Chúc được giao quản lý diện tích 44.000m2 đất bãi từ Km16 + 150 đến Km16 + 450.  Vị trí đất của dự án được chấp thuận: Phía đông giáp đất khai thác vật liệu xây dựng (tức đất của HTX Hồng Hà), phía tây giáp hành lang cầu An Thái, phía nam giáp hành lang đê, phía bắc giáp sông Kinh Môn.

Chỉ giới giao đất trong quyết định 162 rất rõ ràng. Nay, UBND tỉnh Hải Dương muốn sửa quyết định 162 thì sẽ phải ra một quyết định điều chỉnh diện tích giao đất cho ông Chúc chỉ còn từ Km16+150 đến Km16+135. Nhưng quyết định này nếu có sẽ là trái pháp luật!

Bởi lẽ, tỉnh Hải Dương không thể tùy tiện thu hồi đất hợp pháp của cảng Phú Thái để giao cho doanh nghiệp khác mà tỉnh chỉ có thể thu hồi khi cần phục vụ cho lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng.

Hơn nữa, sau khi được tỉnh chấp thuận ông Chúc đã xây dựng cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền và cảng thủy nội địa Phú Thái. Hiện cảng Phú Thái đã đi vào hoạt động hơn 20 năm, trở thành một cảng thủy lớn và vẫn đang tiếp tục được đầu tư.

Hiện cảng Phú Thái đã đi vào hoạt động hơn 20 năm, trở thành một cảng thủy lớn và vẫn đang tiếp tục được đầu tư. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hiện cảng Phú Thái đã đi vào hoạt động hơn 20 năm, trở thành một cảng thủy lớn và vẫn đang tiếp tục được đầu tư. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hiện diện tích 12.404 m2 đất mà tỉnh Hải Dương có ý định thu hồi vẫn đang được ông Đặng Đức Chúc và Xí nghiệp Thắng Lợi do con trai ông Chúc là Đặng Hùng Thắng trực tiếp sử dụng vào việc chứa vật liệu và kinh doanh cảng Phú Thái. Phần diện tích này chiếm tới 1/3 khu vực Cảng Phú Thái hiện nay và đang nằm trong kế hoạch đầu tư phát triển mở rộng cảng giai đoạn 2.

Có thể khẳng định, Quyết định 162/2004 vẫn còn nguyên hiệu lực pháp luật theo đó quyền sử dụng khu đất này là tài sản hợp pháp của ông Chúc và là một phần không thể tách rời của cảng Phú Thái.

Việc tỉnh Hải Dương chỉ đạo Sở NN&PTNT xin ý kiến các Sở, ngành khác về việc sửa Quyết định 162 nhằm thu hồi đất đã giao cho cảng Phú Thái để giao lại cho Cty Thế Anh sẽ gây mất niềm tin của các nhà đầu tư, tác động xấu đến môi trường kinh doanh. Nguy hiểm hơn là sẽ tạo nên một tiền lệ vô cùng xấu trong hoạt động quản lý nhà nước.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm