| Hotline: 0983.970.780

Xây chuỗi liên kết, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm dê, cừu

Chủ Nhật 03/11/2024 , 17:01 (GMT+7)

NINH THUẬN Việc xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi giúp người dân có đầu ra ổn định, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dê, cừu Ninh Thuận trên thị trường.

Chăn nuôi dê, cừu ở Ninh Thuận hiện nay chủ yếu theo quy mô manh mún, nhỏ lẻ. Ảnh: PC.

Chăn nuôi dê, cừu ở Ninh Thuận hiện nay chủ yếu theo quy mô manh mún, nhỏ lẻ. Ảnh: PC.

Hiện nay, mặc dù Ninh Thuận là thủ phủ dê, cừu của nước nhưng việc phát triển loại vật nuôi đặc thù này chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Ninh Thuận chưa hình thành các hợp tác xã phát triển chăn nuôi, chưa có doanh nghiệp đầu tàu liên kết giữa người sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm dê, cừu để tạo ra một chuỗi liên kết ổn định.

Đa số các hộ nuôi dê, cừu ở Ninh Thuận chủ yếu theo quy mô manh mún, nhỏ lẻ. Điều này dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp, sản phẩm thịt dê, cừu vẫn phải bán qua thương lái, giá cả bấp bênh, đời sống người nuôi dê, cừu gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, một trong những khó khăn lớn nhất của người chăn nuôi dê, cừu là thị trường tiêu thụ, bởi sản phẩm phải cạnh tranh với các sản phẩm dê, cừu nhập khẩu từ nước ngoài có giá thành thấp hơn thị trường trong nước. Điều này dẫn đến việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.

Vậy nên, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, nhất là các loại vật nuôi đặc thù như , cừu, Ninh Thuận cần xây dựng các chuỗi liên kết chăn nuôi giữa hộ nuôi với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư chăn nuôi dê, cừu theo chuỗi giá trị từ cung ứng đầu vào đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới xuất khẩu.

Ông Hà Văn Hiếu, hộ chăn nuôi ở xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải cho biết, trong thời điểm giá cả bấp bênh như hiện nay đã gây ra những khó khăn cho bà con nông dân.

Do đó, ông kiến nghị các ngành chức năng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi cho người nông dân; lai tạo đàn dê, cừu của người nông dân với các loại giống tốt, tạo thế hệ con lai có có tầm vóc lớn, năng suất, chất lượng thịt cao. Hỗ trợ cho người nông dân vay vốn để phát triển đàn…

Xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi dê, cừu mang đến lợi ích cho cả người chăn nuôi và doanh nghiệp. Ảnh: PC.

Xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi dê, cừu mang đến lợi ích cho cả người chăn nuôi và doanh nghiệp. Ảnh: PC.

Theo ông Trương Khắc Trí, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận, hiện sản phẩm thịt dê, cừu của tỉnh chủ yếu tiêu thụ ở các nhà hàng, khách sạn của địa phương và các tỉnh, thành trên cả nước, chưa phải là thực phẩm phổ biến trong bữa cơm gia đình hàng ngày, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay mức tiêu thụ cũng giảm đi.

Những năm qua, giá sản phẩm chăn nuôi có nhiều biến động. Bên cạnh đó, đầu ra sản phẩm chăn nuôi khó khăn trong tiêu thụ, nhất là hộ nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi không liên kết với công ty, dẫn đến người dân đầu tư chăn nuôi thường thua lỗ.

“Ninh Thuận cũng tạo điều kiện hỗ trợ để xây dựng chuỗi liên kết dê, cừu và hiện tại đang triển khai thực hiện chuỗi đầu tiên. Trong thời gian tới tiếp tục hỗ trợ và nhân rộng hơn nữa các chuỗi liên kết để giải quyết mà ngành nông nghiệp gặp phải hiện nay là được mùa, mất giá”, ông Trương Khắc Trí thông tin.

Còn ông Trần Nguyễn Khắc Huy, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Nhật Thành Food cho rằng, ngành chăn nuôi dê, cừu hiện nay chưa ổn định về giá cả và cung, cầu trên thị trường. Khi thị trường có nhu cầu cao kéo theo giá cả tăng, lúc này người dân đổ xô tăng số lượng đàn để chăn nuôi. Tuy nhiên, người dân chưa định hướng được sản phẩm đầu ra, không bán được sản phẩm dẫn đến thua lỗ.

“Giá cả cung, cầu trên thị trường rất quan trọng, để giải quyết vấn đề này, vừa qua tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt đề án giao cho Nhật Thành Food chủ trì dự án liên kết để bao tiêu sản phẩm đầu ra, giúp cho bà con tham gia chuỗi liên kết được ổn định hơn, được đảm bảo hiệu quả trong chăn nuôi”, ông Trần Nguyễn Khắc Huy nói

Thông qua đề án này, Nhật Thành Food được Nhà nước hỗ trợ máy móc để thực hiện dự án, còn đối với 42 hộ dân tham gia liên kết được nhận khoảng 2.000 con giống, dự kiến triển khai trong năm 2024 đến đầu năm 2025 sẽ dứt điểm giao giống cho bà con.

Xem thêm
Vật nuôi khốn đốn vì mưa lạnh kéo dài

BÌNH ĐỊNH Thời gian gần đây, Bình Định có mưa lạnh kéo dài, khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm sút, đây là cơ hội để dịch bệnh phát sinh, người chăn nuôi lo ngay ngáy.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản tăng 6,3%

Ngày 26/12, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai kế hoạch công tác năm 2025.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.