| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng chợ an toàn thực phẩm

Thứ Ba 31/12/2013 , 10:26 (GMT+7)

Dự án xây dựng Chợ an toàn thực phẩm mà UBND tỉnh Bắc Giang đang triển khai, nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh…

Giao kiốt tại chợ truyền thống cho các HTX sản xuất thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP để nông dân trực tiếp cung ứng thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng là điểm nhấn của Dự án xây dựng Chợ an toàn thực phẩm mà UBND tỉnh Bắc Giang đang triển khai, nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh…

Chất lượng siêu thị, giá chợ truyền thống

Nhằm định hướng người tiêu dùng hình thành thói quen sử dụng thực phẩm an toàn, dần tẩy chay những sản phẩm không hợp vệ sinh, UBND tỉnh Bắc Giang xây dựng mô hình thí điểm Chợ thực phẩm an toàn Hà Vị tại phường Trần Nguyên Hãn, TP Bắc Giang.

Theo đó, sẽ có 36 gian hàng thực phẩm được bố trí bày bán tại khu vực riêng biệt trong chợ với bàn ghế, giá để thực phẩm bằng chất liệu dễ dàng làm vệ sinh (inox, gạch men), có phòng lạnh để sơ chế thực phẩm, có hệ thống xử lý rác thải, nước thải hợp vệ sinh…

Cả 36 gian hàng này đều giao cho các công ty, HTX sản xuất thực phẩm an toàn có uy tín, thương hiệu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trực tiếp quản lý, cung ứng sản phẩm: HTX Minh Quang Phú, HTX Trường Giang, Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm của Cty CP Giang Sơn, Cty TNHH Trường Anh cung ứng sản phẩm thịt hợp vệ sinh. Các HTX ở địa phương có quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn như Đa Mai, Song Mai, Dĩnh Trì, Tân Tiến cung ứng sản phẩm rau, củ, quả an toàn…


Mô hình thí điểm Chợ thực phẩm an toàn Hà Vị

Có thể thấy, phương án giao gian hàng cho các đơn vị sản xuất để họ có thể trực tiếp cung ứng sản phẩm ra thị trường là điểm nhấn trong mô hình Chợ an toàn thực phẩm của Bắc Giang. Cách làm này đã giải quyết được hai nút thắt của thị trường thực phẩm an toàn bấy lâu nay đó là nguồn gốc xuất xứ và mức giá của sản phẩm thực phẩm an toàn.

Nếu như trước đây, để mua được thực phẩm có nguồn gốc, người tiêu dùng buộc phải vào siêu thị và phải chấp nhận một mức giá cao thì giờ đây khi thông qua mô hình Chợ an toàn thực phẩm, người tiêu dùng có thể tiếp cận với thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, do chính đơn vị sản xuất đứng ra chịu trách nhiệm về chất lượng.

Bên cạnh đó, việc mua hàng trực tiếp từ người sản xuất, không phải qua nhiều khâu trung gian, người tiêu dùng còn được hưởng lợi về giá. Tức là thực phẩm được bảo quản, trưng bày trong môi trường “siêu thị” nhưng lại bán với giá của chợ truyền thống - mức giá mà đại đa số người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có thể chấp nhận được.

Thay đổi thói quen tiêu dùng

Bước đầu triển khai chỉ với 36 gian hàng tại một chợ thuộc thành phố nhưng tỉnh Bắc Giang kì vọng sẽ nhân rộng mô hình trong hệ thống các chợ và chỉ sau thời gian ngắn sẽ tạo thói quen tiêu dùng sản phẩm an toàn trên địa bàn toàn tỉnh.

Trên thực tế, các HTX, doanh nghiệp tham gia chương trình đều là những đơn vị tiềm lực, có kinh nghiệm tổ chức sản xuất, có thể đảm bảo nguồn cung thực phẩm dồi dào nên việc nhân rộng mô hình không bị hạn chế. Ví như HTX Trường Giang - Hiệp Hòa hiện đang chăn nuôi khoảng 3.000 đầu lợn thương phẩm theo quy trình công nghệ của Cty CP và có khả năng ráp nối các trang trại cùng hệ thống đảm bảo cung ứng nhu cầu thịt cho toàn tỉnh.

Là một thương nhân có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh chợ truyền thống, bà Dương Thị Hải Vân - TGĐ Cty TNHH Hải Âu khẳng định Dự án chợ ATTP mà Cty đang thực hiện tại chợ Hà Vị sẽ không chỉ dừng lại ở mô hình mà hoàn toàn có thể nhân rộng.

Phân tích tác động đa chiều của Dự án, bà Vân cho rằng  cần phải tạo một kênh cung ứng sản phẩm phù hợp với túi tiền của người dân, khuyến khích hình thành khuynh hướng tiêu dùng sản phẩm an toàn tại các chợ truyền thống. Khi mô hình được đông đảo quần chúng nhân dân chấp nhận và chào đón thì chính khuynh hướng tiêu dùng trong dân cư sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp, HTX sản xuất thực phẩm sạch mở rộng quy mô tiến tới cung ứng theo nhu cầu thị trường.

Theo bà, điểm mạnh của dự án là đã biết tận dụng tối đa vai trò của các doanh nghiệp, gắn quyền lợi với trách nhiệm vậy nên khi tham gia chương trình các doanh nghiệp sẽ nhìn thấy quyền lợi trong dài hạn và tự nhận thấy cần gia tăng tính trách nhiệm với cộng đồng.

Các HTX sản xuất rau an toàn sẽ phải tăng cường quản lý sản xuất theo quy trình VietGAP, doanh nghiệp cung ứng thịt phải cam kết sản phẩm đã qua kiểm dịch. Ngay cả Cty TNHH Hải Âu với đặc thù quản lý, kinh doanh chợ cũng phải xác định đây là một chiến lược dài hơi nhằm cạnh tranh với các loại hình chợ cóc, chợ tạm.

Chỉ khi người tiêu dùng thực sự tẩy chay loại thực phẩm được bày bán bên lề đường, cống rãnh đầy nhớp nhúa, bụi bặm thì chợ cóc, chợ tạm mới tự xóa bỏ.

Tuy nhiên, để làm được điều đó, cần tạo ra sự khác biệt giữa chợ truyền thống với chợ cóc, chợ tạm mà điểm nhấn ở đây là chất lượng VSATTP.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm