| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 27/11/2019 , 09:14 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 09:14 - 27/11/2019

'Xe của sếp lớn đó'?

Dư luận đang xôn xao trước những thông tin, video clip do một số cán bộ chiến sỹ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Đồng Nai công bố.

Ảnh minh họa: Dân trí.

Theo đó, các thông tin, video clip đều có nội dung tố cáo cấp trên của họ có hành vi “bảo kê” cho phương tiện tham gia giao thông vi phạm.

Việc CSGT nhận hối lộ để “cho qua” các phương tiện tham gia giao thông vi phạm pháp luật, việc các tổ CSGT được “giao chỉ tiêu” hàng ngày hoặc hàng tháng, hàng quý phải nộp cho cấp trên bao nhiêu tiền do thu được từ những vụ hối lộ như trên... đã râm ran trong xã hội từ nhiều năm qua. Nhưng hầu như không ai nắm được bằng chứng.

Chỉ là những suy luận khi thấy rất nhiều người trong lực lượng này sở hữu những khối bất động sản khổng lồ, ở những khu đất “đắc địa”, có giá trị nhiều tỷ đồng, ăn tiêu rất sang chảnh. Những tài sản mà nếu chỉ dựa vào tiền lương, thì nhiều đời cũng không sao mua sắm được.

Nhưng, suy luận vẫn chỉ là suy luận. Bóng tối vẫn phủ dầy đặc lên những vụ “mãi lộ”. Và những kẻ được quyền “bán đường” lấy tiền bỏ túi riêng vẫn ngang nhiên thách thức pháp luật.

Nhưng nay, thì những thông tin do những các bộ chiến sỹ CSGT đưa ra, phải chăng là những bằng chứng hết sức rõ ràng về những tiêu cực nói trên của những người được cho là “thần trấn giữ sự bình yên” trên những cung đường?

Những tài liệu có tên người tố cáo đàng hoàng. Nghĩa là những người tố cáo không còn ẩn danh nữa mà đã công khai lộ diện, và đã sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tố cáo của mình.

Kèm theo đó là những bằng chứng, trong đó có những đoạn ghi âm rất rõ ràng về việc những cấp trên của người tố cáo chỉ đạo họ phải cho các xe vi phạm, xe chở quá tải được đi qua mà không lập biên bản xử phạt, như “xe đã gửi đội”, “xe của sếp lớn đó”, “xe này đã gửi mỗi tháng mấy triệu rồi”, “thôi cho đi”...

Thật không gì có thể rõ ràng hơn. Theo báo điện tử Dân Trí, khi báo chí đặt những câu hỏi này với lãnh đạo công an tỉnh Đồng Nai, thì “họ cũng phải thừa nhận sự thật này”. Thảo nào mà những chiếc xe quá tải, quá khổ hàng ngày vẫn cứ ngang nhiên lưu thông, phá nát đường sá.

Vấn đề bây giờ là cần làm rõ có bao nhiêu xe “đã gửi đội”? Nếu “đã gửi đội” thì gửi bao nhiêu? Bao nhiêu xe là “của sếp lớn”? Và “sếp lớn” là ai? Tổng số tiền các xe đã “gửi” là bao nhiêu? Số tiền đó đã được chia chác như thế nào? Nếu những thông tin mà người tố cáo đưa ra là đúng sự thật, thì đây chính là những trái bom tấn, những tia sáng đã xé toạc cái màn đêm tối tăm của những vụ vi phạm pháp luật bằng hình thức ăn hối lộ hết sức nghiêm trọng.

Giám đốc công an tỉnh Đồng Nai vừa bị cách chức vì rất nhiều tiêu cực rồi. Liệu người mới lên có dám trả lời đến cùng những câu hỏi trên?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm