| Hotline: 0983.970.780

Xoài Ấn Độ 'săn' người mua tại Đông Á, Trung Đông

Thứ Ba 27/07/2021 , 08:08 (GMT+7)

Xoài Ấn Độ đang hướng sự chú ý đến thị trường khắp khu vực Đông Á và Trung Đông.

Xử lý xoài xuất khẩu tại Kay Bee Exports ở làng Bedchit, Gujarat, Ấn Độ. Ảnh: Financial Times.

Xử lý xoài xuất khẩu tại Kay Bee Exports ở làng Bedchit, Gujarat, Ấn Độ. Ảnh: Financial Times.

Xoài chiếm khoảng 40% tổng xuất khẩu trái cây của Ấn Độ, nhà sản xuất lớn nhất thế giới, với khoảng 21 triệu tấn được thu hoạch trong năm tính đến tháng 6. Tuy nhiên, xuất khẩu xoài của nước này, trung bình khoảng 50.000 tấn/năm, đã bị giáng một đòn nặng nề bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Các số liệu chính thức cho thấy, chỉ khoảng 28 triệu USD xoài tươi được Ấn Độ xuất khẩu từ tháng 4 năm ngoái đến tháng 2 năm nay, so với mức cao khoảng 195 triệu USD của trái cây và các sản phẩm liên quan tới xoài trong năm 2016.

Để thu hút thêm nhiều khách hàng, bộ phận xuất khẩu nông sản của Bộ Thương mại Ấn Độ gần đây tổ chức các cuộc gặp gỡ trực tuyến giữa người mua và người bán, đồng thời tổ chức lễ hội xoài ở Bahrain, Kuwait và Qatar. Các đại sứ quán Ấn Độ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Dubai cũng tham gia, tổ chức sự kiện nếm xoài và gửi nhiều lô hàng khuyến mãi trái cây đến các nhà hàng địa phương của Ấn Độ.

UK Vats, Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Nông nghiệp và Thực phẩm Chế biến, cho biết: “Giờ đây, người ta quan tâm nhiều hơn đến các thị trường truyền thống như Trung Đông”.

"Xuất khẩu xoài sang Nhật Bản và Hàn Quốc, trước đây chỉ giới hạn từ 20-25 tấn và 30-40 tấn, nay tăng lên khoảng 100 tấn", ông bổ sung.

Tháng 6 vừa qua, chính quyền Ấn Độ còn tổ chức một chiến dịch khuyến mại kéo dài một tuần ở Bahrain, với 16 loại xoài được trưng bày tại các siêu thị trên khắp đảo quốc vùng Vịnh, có nguồn gốc từ các bang Tây Bengal và Bihar, miền Đông Ấn Độ.

Các giống cây trồng có thời hạn sử dụng ngắn hơn, chẳng hạn như các giống Chausa và Langda, thường được đặt ở phía trước và trung tâm của các loại sự kiện này.

Kỳ vọng

Từ năm 1991 đến năm 2016, diện tích đất dành cho trồng xoài trên toàn Ấn Độ đã tăng hơn gấp đôi.

Tuy nhiên, nhiều bang sản xuất xoài, bao gồm Maharashtra, Gujarat, Andhra Pradesh, Uttar Pradesh, Karnataka và Bihar, đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán, mưa thất thường và những thách thức liên quan đến khí hậu khác trong những năm gần đây.

Những lo ngại về kiểm dịch thực vật cũng đã hạn chế xuất khẩu sang các điểm đến như Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và các nước này đã áp đặt các lệnh cấm nhập khẩu xoài Ấn Độ trong quá khứ, với lý do các vấn đề vệ sinh và sâu bệnh.

Kể từ năm 2015, các nhà chức trách Ấn Độ yêu cầu tất cả xoài xuất sang thị trường EU phải được "xử lý nước nóng" trước khi xuất khẩu để loại bỏ ruồi đục quả hoặc các chất gây ô nhiễm khác.

Ankush Saha, Thư ký của Hiệp hội các nhà xuất khẩu rau quả tươi Tây Bengal, cho biết giới chức Ấn Độ tiếp tục kiên quyết thực hiện bước này, “ngay cả sau khi Anh và EU nới lỏng bước xử lý ngâm nước nóng bắt buộc để xuất khẩu xoài trong năm nay“.

Ông kêu gọi chính phủ phải làm nhiều hơn nữa để giúp các nhà xuất khẩu xoài Ấn Độ đang gặp khó khăn, tập trung vào giải quyết các vấn đề đang tồn tại chứ không chỉ tìm kiếm thị trường mới.

Ranjan Kedia của RK Agri Biz ở bang Bihar, nơi xuất xưởng khoảng 5.000 tấn xoài mỗi năm, cho biết xuất khẩu đã bị ảnh hưởng trong năm nay do mưa quá nhiều vào cuối mùa trồng trọt khiến trái cây chín nhanh hơn và giảm thời hạn sử dụng.

Theo Kedia, các nhà xuất khẩu đã chuyển hướng nhiều hơn sang các sản phẩm chế biến như trái cây xay nhuyễn và cô đặc hơn là vận chuyển trái xoài tươi, theo Kedia.

“Việc chế biến sản phẩm từ xoài diễn ra khá nhiều [trong năm nay]. Đó là một bước nhảy vọt đáng kể do nhu cầu về trái cây tươi thấp hơn. Chúng tôi kỳ vọng kim ngạch của sản phẩm xoài chế biến sẽ cao hơn ít nhất 25%", ông tin tưởng.

(Theo SCMP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất