| Hotline: 0983.970.780

Xoài sấy dẻo Yên Châu làm không đủ bán

Thứ Năm 07/11/2019 , 15:32 (GMT+7)

Xoài huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) không chỉ vang danh trong nước mà đang vươn ra thế giới. Đặc biệt, huyện Yên Châu đang đưa quả xoài vào sấy dẻo, cho hiệu quả kinh tế cao hơn, củng cố, khẳng định thêm thương hiệu xoài số một ở Sơn La. 

Yên Châu hiện có hơn 6.760 ha cây ăn quả; trong đó, diện tích xoài đạt trên 1.500 ha với các giống xoài nổi tiếng, đặc trưng riêng như: Xoài tròn được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý năm 2012; xoài tượng da xanh được cấp mã vùng trồng xuất khẩu năm 2017. Tổng sản lượng quả xoài các loại đạt khoảng 6.000 tấn/năm. Từ năm 2017, xoài Yên Châu đã được xuất khẩu sang thị trường một số nước như: Australia, Trung Quốc, Mỹ…

Đối với xoài tròn, huyện có gần 200 ha xoài tròn với tổng sản lượng hàng năm đạt 2.000 tấn quả, được trồng chủ yếu tại 3 xã là Chiềng Pằn, Viêng Lán và Sặp Vạt. Đây là các xã có các điều kiện địa lý đặc biệt thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của giống xoài này.

Xoài tròn sấy dẻo là đặc sản tiêu biểu của huyện Yên Châu.

Mặc dù là sản phẩm đặc trưng của vùng, được người tiêu dùng ưa thích bởi hương vị đậm đà, thơm ngon đặc biệt, nhưng giống xoài tròn Yên Châu đang gặp khó khăn trong việc duy trì và mở rộng diện tích, do hầu hết cây xoài tròn được trồng tự nhiên, phân bố rải rác; cây có tán cao khó khăn trong việc chăm bón và thu hái; chất lượng quả không cao (xơ nhiều, hạt to), mẫu mã không đẹp, chín tập trung.

Xoài tròn thường phải bán ngay sau khi thu hái, do chưa có phương pháp để bảo quản. Người dân đa phần vẫn trồng theo phương thức quảng canh, hầu như không có đầu tư chăm sóc, hoặc nếu có cũng không đáng kể. Chính vì thế, xoài tròn đang có hiện tượng suy giảm năng suất, chất lượng và thoái hóa giống; diện tích đang ngày càng bị thu hẹp và có nguy cơ mai một.

Đứng trướng những thách thức đó, huyện Yên Châu đang chuyển sang xoài sấy dẻo cho hiệu quả kinh tế cao hơn, thời gian bảo quản lâu hơn, vận chuyển xa hơn…

Xoài tròn là nguyên liệu chủ yếu để làm xoài sấy dẻo.

Theo ông Quàng Văn Xuân, Giám đốc HTX nông nghiệp Xuân Tiến, cho biết, vùng nguyên liệu để chế biến xoài sấy dẻo chủ yếu từ xoài tròn, đều đạt tiêu chuẩn VietGAP.  Bởi vậy, về chất lượng, sản phẩm chế biến ra rất tốt. Tuy mới làm, giá cũng hơi cao nhưng khách hàng ưu chuộng, đón nhận rất nhiệt tình.

Xoài sấy của HTX lấy nguyên chất từ xoài tươi, nên sản phẩm cũng đảm bảo giá trị chất lượng, không sử dụng chất phụ gia, chất bảo quản… Hiện xoài sấy dẻo có giá khoảng 350.000 đồng/kg.

“HTX là đơn vị duy nhất của huyện được chọn làm điểm xoài sấy dẻo, nằm trong 20 sản phẩm tham gia OCOP của tỉnh. Riêng thị trường rất ổn định, sản phẩm xoài sấy dẻo sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường. So với quả xoài tươi thì xoài sấy dẻo giá trị kinh tế tăng từ 20-30% giá trị sản phẩm”, ông Xuân chia sẻ.

Sản phẩm xoài sấy dẻo “hút khách”, phần vì trong 100g xoài chín cho 65 kalo, ngoài ra xoài còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A; vitamin B6 và một số vitamin B khác, hàm lượng vitamin C cao, chứa nhiều lợi khuẩn, các hợp chất enzim tốt. Do đó xoài có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch và thị lực, ngăn ngừa khô mắt, quáng gà, cải thiện tình trạng rối loạn mỡ trong máu, hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung chất sắt...

Sản phẩm xoài sấy dẻo bước đầu cho hiệu quả với người trồng xoài tròn.

Hiện xoài sấy dẻo với công nghệ sấy chân không tiên tiến đảm bảo vệ sinh và giữ được hương vị vốn có và dưỡng chất có trong xoài. Thành phẩm là những miếng xoài sấy dẻo mềm dai, ngọt mà không ngán, thơm vị xoài đặc trưng, màu vàng bắt mắt hấp dẫn từ thị giác đến vị giác người ăn.

Ông Nguyễn Văn Điện, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Châu cho biết: Đây là mô hình mới, sản phẩm xoài sấy dẻo lấy nguyên liệu từ quả xoài tròn Yên Châu, được chỉ dẫn địa lý. Với việc đưa xoài tròn vào sấy, đã khuyến khích người sản xuất có bước đi mới cũng như khẳng định thương hiệu xoài tròn Yên Châu.

Hiện xoài sấy dẻo chưa làm đủ để cung cấp cho thị trường. Tuy tiềm năng có nhưng khó khăn về bảo quản, thời gian thu mùa vụ… nên có hướng xử lý phù hợp để sản phẩm chế biến được dài hơn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Biến lá bồ đề thành sản phẩm tranh độc đáo

Sóc Trăng Khai thác giá trị từ lá bồ đề, thanh niên trẻ sáng tạo ra sản phẩm tranh trang trí độc đáo, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm