| Hotline: 0983.970.780

Xoài Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Mỹ

Thứ Ba 19/02/2019 , 08:57 (GMT+7)

Ngày 18/2, Cục BVTV phối hợp với Văn phòng của Cục Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) đã tổ chức lễ công bố XK quả xoài tươi của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Đây là tin vui đầu xuân cho ngành hàng rau quả XK của Việt Nam.

Kết quả sau 10 năm đàm phán

Tại buổi lễ công bố, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV cho biết: Việt Nam chính thức gửi hồ sơ đăng ký XK quả xoài tươi sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2009. Theo đó, cơ quan Kiểm dịch thực vật (KDTV) giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã trải qua nhiều cuộc họp và phiên làm việc nhằm thống nhất các điều kiện kỹ thuật về KDTV đối với quả xoài tươi của Việt Nam XK sang thị trường Hoa Kỳ. Đến nay, sau gần 10 năm, xoài của Việt Nam đã hoàn thành tất cả các thủ tục để được phép XK sang Mỹ thông qua Kế hoạch về xử lí bằng chiếu xạ được ký kết. Như vậy, đây là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam (sau thanh long, chôm chôm, nhãn, vải thiều và vú sữa) được phép XK sang thị trường Hoa Kỳ.

16-49-05_xoi
Xoài Việt Nam ngày càng rộng đường XK, nhất là thị trường Hoa Kỳ

Để xoài của Việt Nam được XK sang Hoa Kỳ, cần có các điều kiện sau: Đối với phần lớn đối tượng kiểm dịch, phải được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ, với liều lượng tối thiểu 400 Gy dưới sự giám sát của APHIS và Cục BVTV. Đối với các đối tượng KDTV khác, phải áp dụng một trong các biện pháp sau: Biện pháp 1: quả phải được xử lý sau thu hoạch bằng cách nhúng vào thuốc trừ nấm phổ rộng. Biện pháp 2: vườn trồng được kiểm tra trước khi thu hoạch và kết quả kiểm tra cho thấy vườn trồng không nhiễm các đối tượng KDTV. Biện pháp 3: vườn trồng được xử lý bằng thuốc trừ bệnh phổ rộng, được kiểm tra trước khi thu hoạch và kết quả kiểm tra cho thấy vườn trồng không nhiễm các đối tượng KDTV.

Các điều kiện khác để được phép XK bao gồm: Phải được KDTV và cấp Giấy chứng nhận KDTV do cơ quan BVTV của Việt Nam cấp. Giấy chứng nhận KDTV phải ghi trong phần khai báo bổ sung như sau: "Trái cây trong lô hàng này đã được kiểm dịch thực vật và không nhiễm Macrophoma mangiferae và Xanthomonus campestris pv. mangiferaeindicae”. Tại cảng đến, APHIS sẽ kiểm tra hồ sơ từng lô hàng.

Dư địa XK xoài rất lớn

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), đến năm 2018, tổng diện tích xoài cả nước ước đạt trên 87.000 ha. Xoài hiện được trồng phổ biến ở 59/63 tỉnh, thành của nước ta. Các vùng trồng xoài chính ở Việt Nam bao gồm vùng Tây Bắc như Sơn La; vùng ĐBSH; vùng Đông Bắc (Lạng Sơn); vùng Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Định); vùng Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng); vùng Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu). Trong đó, ĐBSCL là vùng trồng xoài lớn nhất gồm 13 tỉnh, thành, khu vực trồng xoài, chiếm 48% tổng diện tích trồng xoài cả nước, tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ với khoảng trên 17.000 ha (chiếm gần 20%) và vùng Trung du MNPB (trọng điểm là Sơn La) với diện tích trên 12.000 ha (chiếm 13%).

16-49-05_img_0821
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (giữa) cùng đại diện APHIS trao quyết định của Cục Kiểm dịch Động thực vật Hoa Kỳ cho phép NK xoài Việt Nam

Bộ giống xoài của nước ta hiện cũng rất đa dạng, với tổng cộng 46 giống xoài. Trong đó, giống trồng thương mại phổ biến gồm xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài Keo, xoài Hòn, xoài Xiêm núm, xoài Bưởi, xoài Cát bồ, xoài Thanh Ca, xoài Canh Nông, xoài Yên Châu. Xoài cát Hòa Lộc tại ĐBSCL cho trái to (600-700 g/trái), cơm dày, thịt dẻ, không có xơ, hột nhỏ, hương vị ngọt và rất thơm, năng suất trung bình 100kg/cây/năm. Xoài Cát Chu phổ biến ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, năng suất trên 400kg/cây/năm và khá ổn định, trọng lượng khoảng 350g/trái, cơm dày, hột nhỏ, không xơ và hương vị rất thơm ngon... Xoài Việt Nam thu hoạch quanh năm, trong đó vụ chính từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm và thu rải trái vụ từ tháng 8 năm trước đến tháng 2 năm sau.

Đến nay, quả xoài Việt Nam đã được XK sang 40 nước trên thế giới. Trong đó thị trường XK chính là Trung Quốc và thị trường các nước phát triển như Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand... Giống xoài được XK nhiều nhất là xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài Tượng da xanh, xoài Keo... Mặc dù vậy, sản lượng xoài XK vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng sản lượng xoài cả nước (chỉ chiếm khoảng 5%, còn lại trên 95% là tiêu thụ trong nước).

Đến nay, Cục BVTV đã triển khai cấp 99 mã số vùng trồng phía Nam và 6 mã số vùng trồng phía Bắc để XK xoài đi Hàn Quốc, Úc, New Zealand; 120 mã vùng trồng phục vụ XK sang thị trường Trung Quốc. Đây là các diện tích được quản lý ruồi đục quả và côn trùng gây hại khác bằng kỹ thuật bao trái, được kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc BVTV và dư lượng trên sản phẩm XK.

16-49-05_14-28-36_nh_4_
Xoài Việt Nam ngày càng rộng đường XK, nhất là thị trường Hoa Kỳ

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, những năm qua, XK rau quả của Việt Nam đã có bước tăng trưởng nhảy vọt. Đến năm 2018, XK rau quả đã đạt trên 3,8 tỉ USD, lọt nhóm 5 mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt kim ngạch XK trên 3 tỉ USD. Với trái cây, hiện đã được XK tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng quả xoài, đây là cây ăn quả được trồng trải dài từ Bắc và Nam với mùa vụ thu hoạch và bộ giống rất đa dạng. Vì vậy, trái cây nói chung, nhất là xoài sẽ có rất nhiều lợi thế và nhiều dư địa XK trong những năm tới. “Tôi mong muốn nông dân, ngành nông nghiệp các địa phương cũng như các DN tham gia XK quả xoài, tiếp tục nâng cao hơn nữa không chỉ về số lượng mà còn ngày càng cải thiện về mẫu mã và chất lượng, nhất là các yêu cầu về an toàn thực phẩm cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về KDTV nhằm SX và XK quả xoài theo hướng bền vững” – Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh: Việc quả xoài của Việt Nam chính thức được phép XK sang Hoa Kỳ thực sự là tin vui cho ngành nông nghiệp và bà con nông dân ngay trong những ngày đầu năm mới. Đây tiếp tục là sự kiện khẳng định vị thế của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, đặc biệt là mặt hàng trái cây đã từng bước nâng cao được chất lượng, mẫu mã, đặc biệt là đã đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và điều kiện tiêu chuẩn an toàn thực phẩm rất khắt khe của thị trường rất khó tính là Hoa Kỳ. Điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho trái xoài của Việt Nam tiến xa hơn nữa tại các thị trường XK khác trên thế giới.
Tại buổi lễ, ông Conrad Estrada, Giám đốc vùng của APHIS tại Việt Nam bày tỏ đánh giá cao những nỗ lực của Cục BVTV của Việt Nam trong việc đàm phán, mở cửa các tiêu chuẩn kỹ thuật cho quả xoài tươi của Việt Nam XK sang Hoa Kỳ. Ông cho biết, mặc dù APHIS mới thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam được hơn 1 năm, tuy nhiên cơ quan KDTV giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những hoạt động phối hợp, hợp tác hết sức chặt chẽ trong việc thống nhất các điều kiện kỹ thuật cho phép mở cửa các loại trái cây từ hai phía. Ông Conrad Estrada khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, nhất là hỗ trợ kỹ thuật về KDTV để Việt Nam từng bước có thể tự giám sát, triển khai các điều kiện về KDTV theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.

 

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm