| Hotline: 0983.970.780

Xu hướng dùng thực phẩm chay, thực phẩm thay thế đạm ngày càng tăng

Thứ Sáu 30/09/2022 , 16:03 (GMT+7)

Xu hướng tiêu dùng về thực phẩm và đồ uống trên thế giới có nhiều thay đổi sau dịch Covid-19, doanh nghiệp cần nghiên cứu, nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Vinamit. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Vinamit. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, Giám đốc Trung tâm BSA cho biết, thế giới hiện nay rất lo cho lắng về vấn đề an ninh lương thực trước cuộc xung đột Ukraine - Nga. Để đảm bảo an ninh lương thực, hiện nay, tại Việt Nam, các bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp tổ chức nhiều chương trình hoạt động để thúc đẩy sản xuất, mở rộng vùng nguyên liệu... nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như thị trường xuất khẩu. 

Bài liên quan

Đơn cử như Triển lãm Triển lãm Foodex HCM 2022 sẽ được tổ chức vào tháng 10. Hay như khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đang ráo riết để chuẩn bị cho chương trình Mekong Connect 2022 sẽ được tổ chức vào tháng 11 tới đây. "Đây chính là sự chuẩn bị tập trung của ĐBSCL, cũng như của các doanh nghiệp nông nghiệp, thực phẩm để đáp ứng cho vấn đề lớn là vấn đề an ninh lương thực", bà Hạnh nói.

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Vinamit cho hay, trong đợt dịch Covid-19, dù là doanh nghiệp cung cấp rau củ quả hữu cơ nhưng cũng có lúc bị thiếu hụt nguồn cung, do nhu cầu thực phẩm sạch, tươi của người tiêu dùng tăng cao. "Lúc đó, không còn cọng rau để bán", ông Viên nói.

Theo ông Viên, con người ngày càng có nhu cầu gia tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch bằng cách tập luyện, nhu cầu ăn uống cân bằng dinh dưỡng, chọn nấu ăn ở nhà đảm bảo dưỡng chất... tốt cho sức khỏe.

"Hiện nay, không chỉ những người theo tôn giáo hay những người có nhu cầu giảm cân mới tìm đến các món ăn chay mà ăn chay, ăn thực dưỡng, đang trở thành xu hướng phổ biến trên toàn thế giới với rất nhiều hình thức khác nhau, và ở nhiều độ tuổi từ già đến trẻ, để giảm bớt rủi ro từ việc ăn thịt động vật. Một năm trở lại đây, cửa tiệm, nhà hàng chay bùng nổ, người ta thích tìm về những thứ tự nhiên hơn bằng cách ăn chay.

Chế độ ăn thô ngày càng được ưa chuộng, đây là chế độ ăn uống sử dụng thực phẩm tươi sống là chủ yếu. Đặc biệt các thực phẩm này không dùng nhiệt độ cao để đun nấu, cũng không trải qua các công đoạn tinh chế, thanh trùng hay xử lý", Chủ tịch Vinamit nhận định.

Chính những thói quen ăn uống lành mạnh này, đòi hỏi mọi người ăn nhiều trái cây, rau quả hơn, ăn ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh... Tuy nhiên, ông Viên cho rằng, trước tình hình thiên tai bệnh dịch khắp nơi, thế giới đứng trước nguy cơ bị thiếu hụt lương thực, thực phẩm. Vì thế xu hướng “plant-based” (đạm thay thế, thực phẩm dựa trên thực vật - PV) ra đời, nhằm đối phó với nguy cơ khủng hoảng nguồn lương thực ngày càng cao hiện nay. Trong tương lai, các nhà hàng chay 

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Đức Vượng, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, thuộc Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Công nghiệp TP.HCM cho biết, xu hướng tiêu dùng về thực phẩm và đồ uống trên thế giới sau đại dịch có nhiều thay đổi. Trên thế giới, người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe, như thực phẩm sử dụng đạm thay thế (plant-based, cell-based, thực phẩm khác); thực phẩm chứa lợi khuẩn như prebiotic, probiotic, symbiotic; thực phẩm từ nguyên liệu trong nước... 

Tại buổi hội thảo "Những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng thực phẩm và đồ uống sau đại dịch trên thế giới. Người tiêu dùng Việt Nam nên thích ứng thế nào?" do ITPC và BSA tổ chức, các chuyên gia cho rằng, người tiêu dùng hiện nay quan tâm hơn, hiểu hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, cũng như khắt khe hơn. Họ có xu hướng lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn là quan tâm đến giá cả. 

Do đó, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp, thực phẩm cần nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về người tiêu dùng, để hiểu và đáp ứng nhu cầu, thậm chí phát triển nhu cầu. Đặc biệt, doanh nghiệp cần phát triển các nguồn nguyên liệu mới thay thế, cũng như đầu tư vào công nghệ chế biến, bao bì, đẩy mạnh thương hiệu và tăng cường sự minh bạch, trách nhiệm... để có thể phát triển bền vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường.

Ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc phụ trách ITPC cho biết, trong bối cảnh chuỗi cung ứng lương thực thế giới bị đứt gãy, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để xuất khẩu lương thực, thực phẩm vào những thị trường tiềm năng, đang có nhu cầu lớn.

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 18,23 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 8,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, trở thành điểm sáng trong xuất khẩu chung của cả nước.

Xem thêm
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2024 sẽ đạt 7,2 tỷ USD

Tổng Thư ký Vinafruit cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Hộp quà bất ngờ từ Vinamilk mang niềm vui ấm áp đến trẻ em vùng cao

'Hộp quà bất ngờ' của Vinamilk đã xuất hiện tại Trường Mầm non Sinh Long huyện miền núi Na Hang, tỉnh Tuyên Quang vào một ngày trời trở rét đậm.