| Hotline: 0983.970.780

Xử lý rơm rạ thành phân bón tại ruộng dễ áp dụng, nhiều lợi ích

Thứ Năm 06/02/2025 , 21:01 (GMT+7)

KIÊN GIANG Sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ thành phân bón tại ruộng giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, lúa ít bị dịch hại, tăng năng suất và lợi nhuận.

Biến rơm rạ thành phân bón

Ngày 6/2, tại Hợp tác xã nông nghiệp Thạnh Thắng (xã Thạnh Bình, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), Phòng NN-PTNT huyện Giồng Riềng phối hợp với Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam tổ chức hội thảo mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng.

Các đại biểu tham dự hội thảo đánh giá cao hiệu quả của chế phẩm vi sinh SUMITRI trong xử lý rơm rạ ngay tại ruộng. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu tham dự hội thảo đánh giá cao hiệu quả của chế phẩm vi sinh SUMITRI trong xử lý rơm rạ ngay tại ruộng. Ảnh: Trung Chánh.

Vụ lúa đông xuân 2024 - 2025, tại huyện Giồng Riềng có 9 hợp tác xã nông nghiệp đăng ký mô hình trình diễn sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng với diện tích 302ha. Hiện lúa đang giai đoạn trổ - chín, chuẩn bị cho thu hoạch.

Theo đánh giá của nông dân, mỗi ha sử dụng 2 - 3kg SUMITRI giúp phân hủy nhanh rơm rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng, mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế và môi trường. Cụ thể, lượng rơm rạ từ vụ lúa trước phân hủy nhanh, đất mùn, tơi xốp, ức chế sự nẩy mầm của hạt cỏ, lúa cỏ. Cây lúa phát triển nhanh ngay khi gieo sạ, bộ rễ phát triển mạnh, tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ, giảm lượng phân bón hóa học khoảng 15 - 20% (chủ yếu là giảm bón đợt 1). Về dịch hại, ruộng sử dụng chế phẩm SUMITRI giúp hạn chế bệnh bướu rễ trên lúa, tỷ lệ cây lúa bị bệnh đạo ôn rất thấp.

Đặc biệt, sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ ngay tại ruộng không chỉ tạo ra nguồn phân bón hữu cơ bổ sung cho đất mà còn giúp nông dân từ bỏ thói quen đốt đồng, giảm gây ô nhiễm khói bụi. Thực hiện mô hình giúp người dân làm quen với việc áp dụng công nghệ mới, thay đổi tư duy sản xuất, góp phần thực hiện đề án đổi mới sáng tạo xanh, thuận lợi trong sản xuất lúa giảm phát thải.

Phù hợp phát triển nông nghiệp xanh

Giám đốc Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam - ông Phạm Xuân Hưng cho biết, chế phẩm vi sinh SUMITRI có giúp phân hủy rơm rạ nhanh, tạo thành phân bón hữu cơ tại ruộng cho cây lúa. Từ đó mang lại lợi ích kép cả về kinh tế và môi trường, tạo sự cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, giúp giảm lượng phân hóa học trong canh tác lúa, giảm chi phí đầu tư. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu để phát triển nông nghiệp xanh, mở rộng vùng nguyên liệu lúa sạch hướng tới xuất khẩu, tạo thương hiệu cho sản phẩm.

Sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng được đánh giá là giải pháp phù hợp, dễ áp dụng, mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế và môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng được đánh giá là giải pháp phù hợp, dễ áp dụng, mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế và môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Văn Chi, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Giồng Riềng cho biết, huyện có diện tích sản xuất lúa 46.650ha. Trong đó có 30.000ha sản xuất lúa 3 vụ/năm, còn lại làm lúa 2 vụ. Vì vậy, nhu cầu thu gom, xử lý rơm rạ sau mỗi mùa vụ rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay số lượng thiết bị cơ giới thu gom rơm còn hạn chế, nông dân chủ yếu chọn giải pháp đốt đồng là chính. Giải pháp sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng được đánh giá là phù hợp, dễ áp dụng, mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế và môi trường.

Thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, huyện Giồng Riêng đăng ký thực hiện 27.000ha. Do đó, rất cần các giải pháp xử lý rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, đáp ứng yêu cầu của Đề án. Hiện nay, đã có 62 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng đăng ký tham gia Đề án này và ngành nông nghiệp đã chọn hợp tác xã khởi động mô hình thí điểm trong vụ lúa đông xuân 2024 - 2025. 

Xem thêm
Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

HÀ NỘI Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Chấn chỉnh tư duy khoán trắng công tác phòng dịch cho lực lượng thú y

QUẢNG NINH Quảng Ninh yêu cầu các địa phương chấn chỉnh chính quyền xã nếu thiếu quan tâm, chỉ đạo, có tư tưởng khoán trắng cho lực lượng thú y khi phòng, chống dịch bệnh động vật.

Sản xuất lúa ‘3 giảm 3 tăng’, lợi nhuận tăng 8 triệu đồng/ha

BÌNH ĐỊNH Mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào tại một số tỉnh Nam Trung bộ giảm được chi phí sản xuất 15%, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng/ha.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Kỳ vọng đột phá khoa học công nghệ: [Bài 4] Cởi trói cơ chế tài chính

Những chính sách, cơ chế mới theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội sẽ cởi trói về cơ chế tài chính trong nghiên cứu khoa học.

Tương lai cho nghề cá bền vững: [Bài 2] Tái cơ cấu đội tàu cá

QUẢNG NINH Giảm đội tàu khai thác gần bờ, phát huy hiệu quả đội tàu khai thác vùng lộng, vùng khơi chính là hướng đi đúng đắn để đưa nghề cá phát triển bền vững.

Khó khăn trong cấp chứng chỉ rừng FSC tại Yên Bái: [Bài 3] Làm gì để nông dân yên tâm sản xuất?

Tỉnh Yên Bái yêu cầu các công ty bao tiêu sản phẩm gỗ được cấp chứng chỉ FSC để người dân yên tâm tham gia chương trình và tránh thiệt hại vốn của doanh nghiệp.