| Hotline: 0983.970.780

Xử lý triệt để lấn chiếm rừng, biển và những tồn tại ở Phú Quốc

Thứ Năm 18/08/2022 , 17:56 (GMT+7)

Kiên Giang quyết tâm và mạnh tay xử lý các vụ vi phạm lấn chiếm rừng, khu bảo tồn biển và vấn đề tồn tại như ô nhiễm thác thải, ô nhiễm sông Dương Đông.

Đó là khẳng định của ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang tại buổi họp báo thông tin xử lý các vụ việc lấn chiếm rừng, khu bảo tồn biển, xử lý rác thải, ô nhiễm sông Dương Đông tại TP Phú Quốc, do UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức chiều ngày 18/8, tại Phú Quốc.

Thu hồi hàng trăm ha đất rừng bị lấn chiếm

Phát biểu khai mạc buổi họp báo, ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng, Phú Quốc phát triển từ 1 huyện vươn lên trở thành thành phố biển, đảo đầu tiên của cả nước, được đánh giá là hình mẫu để các địa phương noi theo. Tuy nhiên, do phát triển nóng, cơ sở hạ tầng theo không kịp và thiếu đồng bộ, nên còn nhiều bất cập. Về cơ chế, thì nhân sự TP Phú Quốc cũng chỉ bằng cấp huyện nhưng công việc cần giải quyết thì rất lớn. Dự án đầu tư vào Phú Quốc nhiều bằng một tỉnh và thu ngân sách cũng rất lớn, nên áp lực công việc rất nhiều. Từ đó, còn xảy ra thiếu xót, sai phạm xảy ra nhiều.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh chủ trì, phát biểu tại buổi họp báo thông tin xử lý các vụ việc lấn chiếm rừng, khu bảo tồn biển, xử lý rác thải, ô nhiễm sông Dương Đông tại TP Phú Quốc. Ảnh Trung Chánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh chủ trì, phát biểu tại buổi họp báo thông tin xử lý các vụ việc lấn chiếm rừng, khu bảo tồn biển, xử lý rác thải, ô nhiễm sông Dương Đông tại TP Phú Quốc. Ảnh Trung Chánh.

Theo báo cáo, sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động, Tổ công tác đặc biệt theo Quyết định số 1397/QĐ-UBND ngày 7/6/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp và xây dựng trên địa bàn TP Phú Quốc đã xử lý hàng trăm vụ vi phạm. Cụ thể, lấn chiếm rừng đến nay đã tiêu hủy tại chỗ 32.130 cây trồng các loại, 6.765m kẽm gai, 1.138 trụ xi măng, 100 trụ gỗ, 661m tường rào bê tông, 30m lưới B40, 107 trụ điện ống kẽm tròn, 240m ống nước. Về xây dựng lấn chiếm đất rừng, đã xử lý 18 nhà tạm diện tích 844m2, 2 căn nhà cấp 4 diện tích 239m2, 2 móng nhà diện tích 101m2, đường đá mi ngang 4m, dài 180m (720m2), đường bê tông dài 360m.

Đã có hàng chục công trình san lấp trái phép, xâm lấn không gian khu vực ven biển trên địa bàn TP Phúc Quốc bị ngành chức năng phát hiện và xử lý. Ảnh: Trung Chánh.

Đã có hàng chục công trình san lấp trái phép, xâm lấn không gian khu vực ven biển trên địa bàn TP Phú Quốc bị ngành chức năng phát hiện và xử lý. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Trương Thanh Hào, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, đến nay đã thu hồi diện tích đất rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp bị chiếm sử dụng trái pháp luật diện tích hơn 139ha. Trong đó, diện tích đất Nhà nước quản lý là hơn 20ha, diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp trên 65 ha, diện tích đất rừng phòng hộ gần 12ha và diện tích đất rừng đặc dụng 42ha.

Điều tra, xử lý vi phạm 11 vụ trọng điểm có dấu hiệu hình sự, tội hủy hoại rừng, qua đó đã khởi tố vụ án hình sự, tội hủy hoại rừng 7 vụ, 11 đối tượng, các vụ còn lại đang điều tra củng cố hồ sơ để khởi tố hình sự.

Tổ Công tác đặc biệt cũng đã khảo sát tại các xã Hàm Ninh, Dương Tơ và Cửa Dương, qua đó, phát hiện có 47 vụ vi phạm, diện tích đất bị tác động là 29ha và tiếp nhận đề nghị xử lý của Vườn quốc gia Phú quốc là 15 vụ phá rừng, chiếm đất rừng diện tích gần 10ha.

Khu bảo tồn biển bị xâm hại nghiêm trọng

Về xử lý các hành vi xây dựng công trình trái phép xâm hại trong khu bảo tồn biển Phú Quốc, Tổ công tác đặc biệt đã kiểm tra, xử lý tại 2 khu vực quần đảo Nam An Thới và ven biển xã Hàm Ninh. Cụ thể, tại khu vực quần đảo Nam An Thới (Hòn Rỏi), có 3 doanh nghiệp neo tàu, trong đó có 2 doanh nghiệp đang hoạt động dịch vụ lặn biển thể thao giải trí với tổng diện tích thả phao khoảng 1,2ha trong phân khu Dịch vụ hành chính - Khu Bảo tồn biển Phú Quốc. Vườn Quốc gia Phú Quốc lập biên bản vụ việc và Đoàn kiểm tra đã đình chỉ hoạt động.

Tổ công tác đặc biệt theo Quyết định số 1397/QĐ-UBND ngày 7/6/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp và xây dựng trên địa bàn TP phố Phú Quốc đã xử lý hàng trăm vụ vi phạm. Ảnh: Trung Chánh.

Tổ công tác đặc biệt theo Quyết định số 1397/QĐ-UBND ngày 7/6/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp và xây dựng trên địa bàn TP Phú Quốc, đã xử lý hàng trăm vụ vi phạm. Ảnh: Trung Chánh.

Tại Hòn Mây Rút Trong có 1 doanh nghiệp đã tiến hành nạo vét đá làm bờ kè, xây cầu bê tông xung quanh mũi hòn với diện tích khoảng 880m2, tại các phân khu Phục hồi sinh thái và Bảo vệ nghiêm ngặt, một phần thuộc luồng tàu đi ra vào đảo. Chủ doanh nghiệp đã cam kết tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, khôi phục hiện trạng ban đầu. Các hòn còn lại có 7 cây cầu tàu ra vào đảo do người dân tự phát xây cất để phục vụ nhu cầu của khách tham quan các đảo. Vườn Quốc gia Phú Quốc, Biên phòng đã lập biên bản các vụ việc trên.

Khu vực ven biển xã Hàm Ninh từ năm 2020 đến nay, UBND xã Hàm Ninh đã lập biên bản vi phạm hành chính 8 trường hợp lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất bãi bồi ven biển và tham mưu UBND thành phố Phú Quốc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Xã Hà Ninh tiếp tục tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân vi phạm tự giác tháo dỡ, di dời vật kiến trúc ra khỏi khu vực vi phạm, nếu không chấp hành sẽ tiến hành cưỡng chế theo quy định.

Tại khu vực Tổ 5, ấp Cây Sao, xã Hàm Ninh, Đoàn đã kiểm tra, ghi nhận 3 trường hợp tổ chức, cá nhân xây dựng công trình trong phân khu Dịch vụ hành chính của Khu Bảo tồn biển Phú Quốc. Các công trình vi phạm gồm: 3 cây cầu dẫn, 1 khu quán ăn, 1 khu bè nuôi cá, 1 quầy bar và 18 Bungalow trên diện tích 2.054m2. Thời gian tới, tỉnh đã chỉ đạo UBND thành phố Phú Quốc lập đoàn công tác liên ngành kiểm tra toàn diện hoạt động kinh doanh, dịch vụ, vận tải hành khách trên biển, nhằm lập lại trật tự trên địa bàn quần đảo Nam An Thới và toàn thành phố Phú Quốc.

Hàng loạt công trình xây dựng không phép, xâm hại nghiêm trọng Khu bảo tồn biển được ngành chức năng phát hiện và xử lý, buộc phải tháo dỡ để để lại nguyên trạng. Ảnh: Trung Chánh.

Hàng loạt công trình xây dựng không phép, xâm hại nghiêm trọng Khu bảo tồn biển được ngành chức năng phát hiện và xử lý, buộc phải tháo dỡ để để lại nguyên trạng. Ảnh: Trung Chánh.

Thực trạng ô nhiễm môi trường cục bộ ở một số điểm, khu vực đã xảy ra trên địa bàn thành phố Phú Quốc, trong đó có sông Dương Đông là vấn đề cấp bách cần có biện pháp giải quyết khả thi. Trước mắt là tăng cường công tác thu gom và xử lý rác thải, quản lý đô thị, xử lý triệt để tình trạng xây dựng trái phép, lấn chiếm sông suối thuộc lưu vực sông Dương Đông nói riêng và của thành phố Phú Quốc nói chung. UBND thành phố Phú Quốc chủ trì phối hợp với Sở TN-MT và các ngành có liên quan tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường tại địa phương, cụ thể là nghiên cứu, vận dụng các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa phát sinh trên sông Dương Đông và thất thoát ra biển theo nghiên cứu và đề xuất của WWF-Việt Nam. Về lâu dài sẽ nghiên cứu, đầu tư hệ thống bờ kè, giải tỏa các hộ dân sinh sống, lấn chiế đọc theo hai bên bờ sông.

Về rác thải sinh hoạt, hiện nay trung bình mỗi ngày TP Phú Quốc phát sinh khoảng 200 tấn rác, trong đó đã tổ chức thu gom được khoảng 160 tấn/ngày, chủ yếu là gom về đổ tại bãi rác tạm Đồng Cây Sao. TP đã đầu tư xây dựng Nhà máy rác Bãi Bổn, công suất thiết kế là 200 tấn/ngày, hiện đang trong qua trình vận hành thử nghiệm (tiếp nhận xử lý khoảng 78 tấn rác/ngày), qua tháng 9 tới sẽ cho chủ trương vận hành chính thức.

Tuy nhiên, theo ông Hưng, Phú Quốc đang phát triển nhanh và quá nóng, thu hút lượng lớn nhà đầu tư, trong khi mới chuyển từ chính quyền nông thôn sang chính quyền đô thị. TP Phú Quốc đã và đang thực hiện hơn 250 phương án bồi thường, tái định cư, quy hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng hơn 11 ngàn ha để giao cho các nhà đầu tư, nên áp lực công việc rất lớn.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam về việc người dân mua bán đất trên địa bàn TP Phú Quốc dựa theo Sơ đồ 14, 15 và 16 (có thể hiện tên người dân khi chính quyền thực hiện đo đạc), xảy ra khá nhiều, vậy có hợp pháp hay không? Ông Phùng Quốc Bình, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Kiên Giang cho biết, những sơ đồ này là những bản mô tả, khi cơ quan chức năng thành lập bản đồ địa chính, để người dân kê khai pháp lý nguồn gốc sử dụng đất. Nếu đủ điều kiện thì sẽ được xem xét cấp quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, có những bản mô tả khi đo đạc vi phạm vào đất rừng đã được cắt ra, nhưng người dân vẫn sử dụng những sơ đồ này để trao đổi, mua bán. Việc mua bán này là hoàn toàn không hợp pháp, vì theo quy định người dân chỉ được mua bán, chuyển nhượng khi đã được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trả lời các câu hỏi của báo chí, ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch UBND TP Phú Quốc khẳng định những sai phạm xảy ra là có nhưng chính quyền không buông lỏng quản lý hoặc bao che, dung túng. Bằng chứng là chính quyền thành phố phối hợp với các ngành chức năng tỉnh tổ chức gần 650 cuộc cưỡng chế sai phạm về đất đai, lấn chiếm đất rừng, xây dựng trái phép. Đồng thời đã xử lý hàng chục cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý...

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội

Tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý không được ngủ quên trên vòng nguyệt quế như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng căn dặn.

VIETRISA có vai trò chủ đạo trong vận hành ngành hàng lúa gạo

Đó là ý kiến chia sẻ của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tại buổi làm việc với Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam (VIETRISA).

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nghĩ về luồng gió mới nơi cực Tây Tổ quốc

Ánh chiều từ phía Tây hắt bóng Cột mốc số 0 về phía Việt Nam, quang cảnh cô tịch mà thiêng liêng, im lặng đến không ai nỡ cất tiếng.