| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu cà phê tháng 7/2021 tăng 5,9% trị giá so với cùng kỳ 2020

Thứ Hai 02/08/2021 , 16:25 (GMT+7)

Dù nhu cầu cà phê trên thế giới được dự báo tăng từ giờ đến cuối năm 2021, nhưng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. 

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. 

Theo Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý II/2021 đạt 390,4 nghìn tấn, trị giá 738,52 triệu USD, giảm 12,8% về lượng và giảm 8,7% về trị giá so với quý I/2021; so với quý II/2020 giảm 8,1% về lượng, nhưng tăng 2,6% về trị giá.

Dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 7/2021 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, giảm 14,1% về lượng và giảm 16,7% về trị giá so với tháng 6/2021. So với tháng 7/2020 ổn định về lượng, nhưng tăng 5,9% về trị giá.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 953 nghìn tấn, trị giá 1,754 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng và giảm 1,7% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2020.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian tới sẽ đối mặt nhiều khó khăn. Ngoài nguyên nhân đến từ diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cà phê Việt Nam còn gặp khó vì lệnh giãn cách xã hội trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt container rỗng tiếp tục kéo dài khiến chi phí xuất khẩu cà phê tăng mạnh, làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên thị trường thế giới.

Trị giá xuất khẩu cà phê sang hầu hết các châu lục giảm so với quý I/2021, trong đó, tốc độ giảm xuất khẩu sang châu Đại Dương cao nhất 18,1%. Mức giảm thấp nhất là sang châu Phi giảm 0,5%. So với quý II/2020, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các châu lục giảm, ngoại trừ châu Á tăng 30,9%.

Thị trường xuất khẩu Quý II/2021, trị giá xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường chính giảm so với quý I/2021, ngoại trừ Nga, Tây Ban Nha, Bỉ, Trung Quốc, An-giê-ri, Thái Lan, Hoa Kỳ. So với quý II/2020, trị giá xuất khẩu cà phê sang nhiều thị trường chính giảm, ngoại trừ Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan.

Về chủng loại, trị giá xuất khẩu cà phê Robusta và Arabica giảm so với quý I/2020, nhưng xuất khẩu cà phê chế biến và cà phê Excelsa tăng. So với quý II/2020, trị giá xuất khẩu hầu hết các chủng loại cà phê tăng, ngoại trừ cà phê Arabica.

6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 729,7 nghìn tấn, trị giá 1,15 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng và giảm 3,1% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn tăng nhập khẩu cà phê từ các thị trường khác, nhưng giảm từ Việt Nam. Với diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam, dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường nhập khẩu lớn như: Hoa Kỳ, châu Âu sẽ vẫn gặp khó khăn trong ngắn hạn.

Với những diễn biến trên, Cục Xuất nhập khẩu nhận định, giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng tăng. Có 3 nguyên nhân dẫn đến kết luận này. Một, là nguồn cung hạn chế trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Giá cước vận chuyển các tuyến Châu Á sang Châu Âu và Bắc Mỹ tiếp tục tăng cao, tình trạng thiếu container vẫn không được khắc phục dự kiến kéo dài tiếp.

Hai, tình trạng sương giá tại Brazil làm sản lượng vụ thu hoạch xuống khoảng 1%, và sản lượng của niên vụ sau cũng chịu ảnh hưởng. Ba, Việt Nam - một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn - đang giảm hàng tồn kho.

Từ Quý II/2021, giá cà phê thế giới biến động theo xu hướng tăng so với quý I/2021. Cuối tháng 7/2021, giá cà phê thế giới liên tục đạt đỉnh, thậm chí cao bậc nhất lịch sử. 

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hỗ trợ sinh kế và 12.000 vịt giống giúp nông dân thoát nghèo

THANH HÓA Ngày 16/5, tại Thường Xuân, Tập đoàn Mavin phối hợp với tổ chức World Vision trao tặng 12.000 vịt giống trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế giai đoạn 2022 - 2024.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc

KHÁNH HÒA Tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai phát triển bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.