| Hotline: 0983.970.780

Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Thứ Sáu 10/05/2024 , 14:12 (GMT+7)

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Theo báo cáo mới nhất của Rabobank, ngành tôm năm 2024 sẽ có sự cải thiện nhẹ so với năm 2023, đặc biệt là ở các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, khả năng phục hồi sẽ còn chậm.

Động lực bán lẻ, nhất là ở Hoa Kỳ đang tác động đến giá cả và cản trở sự phục hồi hoàn toàn. Trong khi đó, một số thị trường khác vẫn còn nhiều bất ổn, đặc biệt là liên quan đến tăng trưởng bền vững ở châu Âu và sự ổn định kinh tế của Trung Quốc.

Sản lượng tôm toàn cầu năm 2024 được dự đoán sẽ phục hồi với mức tăng trưởng là 4,8%.

Sản lượng tôm toàn cầu năm 2024 được dự đoán sẽ phục hồi với mức tăng trưởng là 4,8%.

Gorjan Nikolik, nhà phân tích cấp cao của Rabobank cho hay, tại thị trường Mỹ, kể từ năm 2020, giá tôm đã giảm và hiện chỉ bằng 53% so với trước đây. Tuy nhiên các nhà bán lẻ vẫn chưa giảm giá bán buôn sang bán lẻ cho khách hàng, điều này phần nào cản trở sự phục hồi về nhu cầu.

Tuy nhiên theo Nikolik, nhu cầu tiêu thụ tôm của thị trường Hoa Kỳ hiện tại dù vẫn ở mức thấp nhưng đang có xu hướng “ổn định và tăng lên”.

Trong khi đó thị trường EU lại chứng kiến “sự phục hồi đan xen”, rất khó đoán định được liệu có tăng trưởng trong tương lai hay không.

Báo cáo khảo sát chung của Rabobank và Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA) cho hay: “Mối quan tâm số 1” đối với ngành tôm trong năm 2024 là giá cả thị trường, tiếp sau đó là chi phí thức ăn và khả năng tiếp cận thị trường.

Tại châu Á, nhu cầu tiêu thụ tôm của Nhật Bản và Hàn Quốc dường như đã quay trở lại tăng trưởng vào cuối năm 2023, bằng chứng là lượng tôm nhập khẩu của Nhật Bản chỉ còn giảm 7,9% về giá trị và giảm 10,1% về khối lượng tính đến tháng 12/2023.

Nikolik nhận định, nhìn chung, ba quốc gia tiêu thụ tôm lớn là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đều có xu hướng gần giống nhau, “điều tồi tệ nhất đã qua”.

Trung Quốc cũng là thị trường lớn trong tiêu thụ tôm toàn cầu, tuy nhiên nhiều chuyên gia dự đoán, trong nửa đầu năm 2024, nhu cầu tại thị trường này vẫn khó đoán định.

Báo cáo khảo sát chung của Rabobank và Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA) cho biết, sản lượng tôm toàn cầu năm 2024 được dự đoán sẽ phục hồi với mức tăng trưởng là 4,8%.

Ecuador sẽ chứng kiến sản lượng tôm “giảm tốc” do ảnh hưởng của El Niño. Ngành tôm Ecuador được đánh giá “phát triển nhanh nhất thế giới” tuy nhiên trong năm nay sản lượng tôm của nước này sẽ không còn tăng mạnh như trước đó, thay vào đó chỉ ở mức khoảng 7%.

Tuy nhiên, hiện nay Ecuador đang thúc đẩy đầu tư vào chế biến các sản phẩm tôm giá trị gia tăng, điều này góp phần giảm thiểu tác động của giá tôm thấp. Sản lượng sản phẩm tôm giá trị gia tăng của Ecuador đang tăng từ 100.000 tấn lên hơn 350.000 tấn.

Ở châu Mỹ nói chung, sản lượng tôm vẫn tăng đáng kể nhưng đang có phần chậm lại. Đáng chú ý, Venezuela đang có quỹ đạo tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây, đứng thứ 4 trong số các nước sản xuất tôm ở khu vực này.

Sản lượng tôm châu Á dự kiến đạt mức tăng trưởng 4% trong năm 2024 sau một năm 2023 đáng thất vọng, nhờ nhu cầu thị trường từ Mỹ và châu Âu. Trong đó, sản lượng tôm của Ấn Độ được dự đoán sẽ tăng trưởng 2% và Việt Nam là 6%.

Các nhà sản xuất tôm hàng đầu khác tại khu vực châu Á cũng dự kiến sẽ tăng sản lượng, với dự báo cho Trung Quốc là 1,9%, Indonesia là 3,6% và Thái Lan là 1,3%.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Sinh viên IT ưu tú thành CEO chuỗi 50 nhà hàng doanh thu 30 triệu USD

'Từ nhỏ tôi đã thích các món ăn và ẩm thực Việt Nam', Giám đốc điều hành (CEO) Công ty ATD Jeong Han Seok chia sẻ.

Đà Nẵng: Bất động sản đô thị ngày càng xứng tầm thành phố đáng sống

Xu hướng đầu tư ngày càng có dấu hiệu dịch chuyển tới các đô thị năng động như Đà Nẵng do mức giá tốt, tiềm năng dồi dào, hạ tầng đầy đủ...