| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc - nhìn từ vùng biên: Bài II - Thông quan khó, có ngay 'cò'

Thứ Tư 17/07/2019 , 06:58 (GMT+7)

Ghi nhận của PV tại TP Móng Cái, nhiều tư thương xuất hàng ở cảng chưa nắm rõ các quy trình để XNK. Họ tìm đến công ty môi giới dịch vụ xuất nhập khẩu, hay còn gọi là “cò”, là giải pháp hàng đầu.

Các chiêu trò của "cò"

“Cò” Quang, chủ một công ty chuyên làm dịch vụ xuất nhập khẩu cho biết: Có quá nhiều lý do khiến cá nhân, doanh nghiệp tìm đến sự giúp đỡ của các “cò”. Đơn giản nhất phải kể đến giấy tờ đăng kí ở hải quan. Tư thương tìm đến do không nắm vững quy định, bỡ ngỡ trong quá trình hoàn tất thủ tục. Nếu không thông qua “cò” mà tự đi làm, tùy từng mã sản phẩm, số tiền phải bỏ ra sẽ khác nhau, trung bình khoảng 8 triệu một bộ hồ sơ đăng kí. Với việc tìm đến các công ty dịch vụ, số tiền bỏ ra tương đương mà nhàn nhã hơn, chỉ cần cấp đầy đủ giấy tờ và hàng hóa, lợi cả đôi bên.

11-45-20_mc3
Kiểm tra thông quan tại cửa khẩu Móng Cái.

Lợi ích của “cò” là khiến cả doanh nghiệp lẫn thương lái đều yên tâm. Muốn giao dịch nhanh gọn đơn giản và cần sự hỗ trợ của bên thứ ba am hiểu tường tận sản phẩm, ngôn ngữ bản địa... thì nhờ “cò” là tất yếu.

Bà Lê Thị Hương, chủ một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tại cửa khẩu Móng Cái, cho rằng: Thực ra bất cứ ai cũng đều muốn tự XK hàng hóa, giao dịch trực tiếp với đối tác, nhưng không phải trường hợp nào việc xuất nhập khẩu cũng thuận lợi nếu chỉ có hai bên thực hiện. Tôi lựa chọn một khâu trung gian mà không vi phạm pháp luật, giúp đỡ hoạt động lưu thông trôi chảy, có thêm mối làm ăn.

Có cầu ắt có cung, hàng trăm công ty dịch vụ xuất nhập khẩu lớn nhỏ được hình thành. Chỉ người trong cuộc mới biết, đằng sau hào nhoáng cam kết an tâm, an toàn và hiệu quả, chiêu trò, thủ đoạn được tiết lộ bằng nhiều câu chuyện.

Quang thừa nhận, công việc của “cò” thì hầu hết các trường hợp, nếu không có hợp đồng trực tiếp giữa bên bán bên mua thì bên trung gian đội giá của hàng hóa lên cao để nhận thêm lợi nhuận, ảnh hưởng, thiệt hại đến cả bên xuất và nhập. Anh em nào trong nghề có kỹ năng cao giàu lên nhanh chóng bằng mánh khóe này, họ cũng rất giỏi lấp liếm để đối tác tin cậy, giao phó những hợp đồng tiếp theo.

Nhiều “cò” kinh nghiệm lâu năm trong nghề, biết rõ giá trị thương hiệu của bên xuất, dễ dàng qua mặt tư thương và nhận hàng chế biến hoặc cải tạo thành một sản phẩm khác, chất lượng hàng hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp với bên cung ứng. Đây là một hệ quả rất nghiêm trọng nếu như hàng hóa không đạt tiêu chuẩn và chất lượng cho phép trên thị trường. Hoặc nếu như việc đội giá quá cao do cò xuất khẩu, khách hàng không tin dùng và lựa chọn cơ sở khác, gây thiệt hại về lợi nhuận và tổn hại về thương hiệu cho doanh nghiệp cung ứng.

Như vụ việc Trung Quốc phát hiện bên thứ ba mượn xuất xứ Việt Nam để vào Trung Quốc, cụ thể ớt nhập khẩu Việt Nam nghi là ớt Ấn Độ do có kích thước đặc điểm với ớt Việt Nam, trong khi Ấn Độ chưa được phê chuẩn XK ớt vào Trung Quốc.

“Đúng là thời buổi khó khăn, không khôn để mà chết à? Chỉ còn 2 sự lựa chọn, làm liều hoặc đứng im đợi chết, làm liều một phen may ra cứu sống được cho cả đôi bên”, Quang giãi bày.
 

Chứng thư giả, thiệt hại thật!

Đầu tháng 6 vừa qua, phía Trung Quốc kiểm tra 45 chứng thư thì có tới 19 chứng thư giả. Hải quan nước bạn đã thông báo tới Ban quản lý cửa khẩu Móng Cái và đề nghị phía ta nếu thay đổi nhân sự cấp chứng thư cần báo cáo Trung Quốc, bao gồm cả mẫu chữ ký và tuyên bố sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn.

11-45-20_mc4
Dịch vụ hỗ trợ XK là cần thiết, song cần quản lý chặt.

Để mạnh tay hơn, phía Trung Quốc đề nghị tất cả những trường hợp này sẽ bị cho vào danh sách đen, cấm xuất nhập khẩu, hoặc làm thủ tục thông quan qua Trung Quốc.

Hành động sử dụng chứng thư giả chỉ doanh nghiệp mới rõ, nhiều người ngầm hiểu về sự thao túng của dịch vụ xuất nhập khẩu. Không thể trách doanh nghiệp bởi hàng tồn đọng quá lâu, không có thêm thời gian để chờ đợi XK, đứng trước nguy cơ lỗ vốn, phá sản. Do đó, doanh nghiệp và “cò” tìm cách lách luật, vi phạm để bán tháo hàng.

Điều đáng nói, hải quan khó có thể phát hiện chứng thư giả nếu chỉ qua cảm nhận. Lợi dụng sơ hở này, nhiều vụ tương tự đã thành công. Đối với những doanh nghiệp bị chốt danh sách đen, cấm xuất nhập khẩu thì cái giá phải trả quá đắt. Nếu phía Trung Quốc siết chặt hơn trong cách quản lý, vô tình khiến tình trạng XK nông sản của Việt Nam trở nên khó khăn hơn.

Theo báo cáo của UBND TP Móng Cái, TP đang tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường mối liên hệ và gắn kết với doanh nghiệp theo hướng đơn giản, minh bạch, rút ngắn thời gian thông quan. Quy tụ cộng đồng doanh nghiệp XNK để tổ chức cung cấp thông tin, chính sách, xu thế hợp tác thương mại Việt - Trung và các giải pháp giúp doanh nghiệp thích ứng với hàng rào phi thuế quan ngày càng cao của phía Trung Quốc.

“Chính quyền khuyến khích, biểu dương hoạt động nhiều công ty dịch vụ xuất nhập khẩu thực hiện tốt vai trò trong lĩnh vực thương mại, giúp đỡ nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm, nhà sản xuất có nguồn hàng cung ứng ổn định, chất lượng.

Tuy nhiên, TP cũng khuyến cáo doanh nghiệp khi làm việc với bên thứ ba cần rõ ràng minh bạch các điều khoản. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ rà soát lại toàn bộ doanh nghiệp “đội lốt” dịch vụ xuất nhập khẩu để tránh những tiêu cực trong quá trình hoạt động, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu chất lượng sản phẩm. Đặc biệt hơn trong bối cảnh nhạy cảm, hàng hóa ùn ứ, không thể xuất sang thị trường Trung Quốc”, ông Vũ Văn Kinh, Chủ tịch UBND TP Móng Cái.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm