| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc sụt giảm thế nào 8 tháng qua?

Thứ Sáu 13/09/2019 , 15:12 (GMT+7)

Trong 8 tháng đầu năm 2019, quy mô xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc giảm 7,2% so với cùng kỳ với nhiều nguyên nhân.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương trình bày về cơ hội và thách thứ khi xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Lê Bền.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong tổng xuất khẩu mặt hàng này là 27%. Ngoài ra, tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy sản trong tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là 30%.

Trong lĩnh vực xuất khẩu ngành hàng này, từ 2016-2018, tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 12,5%. Tuy nhiên, trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đang giảm 7,2% so với cùng kỳ.

Cụ thể, 7 tháng đầu năm 2019, XK gạo sang Trung Quốc giảm trên 67%, hàng rau quả giảm hơn 8%, sắn và sản phẩm từ sắn giảm 9,6%, sản phẩm từ cao su giảm 9,8%, cà phê giảm gần 9%... Việc nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực giảm mạnh về kim ngạch XK đã đánh tụt tổng kim ngạch XK sang thị trường Trung Quốc, với mức giảm gần 8% trong 7 tháng đầu năm 2019. 

Một số mặt hàng có mức tăng trưởng về kim ngạch XK sang thị trường Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay có thủy sản (tăng 4,8%), chè (tăng trên 57%), gỗ và sản phẩm gỗ (tăng 1,7%), hạt điều (tăng 31%), cao su (tăng trên 6%)...

Nguyên nhân của hiện trạng này được cho là do sụt giảm nhu cầu tiêu thụ nội địa của thị trường Trung Quốc, ảnh hưởng của xung đột thương mại Mỹ - Trung. Bên cạnh đó là việc dư thừa nguồn cung, một số mặt hàng nông sản bị tồn kho số lượng lớn.

Các yếu tố khác cũng góp phần làm giảm kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc là phía bạn tăng cường kiểm nghiệm, kiểm dịch, an toàn thự phẩm nhập khẩu và tăng cường quản lý hoạt động thương mại biên giới.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh:  Thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang nghiêng về nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc. Ảnh: Lê Bền.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đánh giá: 7 tháng đầu năm 2019, trong khi XK nông lâm thủy sản sang nhiều thị trường lớn đều có mức tăng trưởng ở mức cao thì riêng thị trường Trung Quốc lại giảm mạnh.

Nhiều khó khăn trong XK nông sản sang thị trường Trung Quốc do tập quán XK không chính ngạch, không chuyên nghiệp là nguyên nhân khiến XK có xu hướng giảm trong bối cảnh Trung Quốc siết chặt việc thực hiện các quy định về NK.

Theo ông Trần Tuấn Anh, hiện nay, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang nghiêng về nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc, vì vậy, định hướng của Việt Nam là phải từng bước giảm nhập siêu, trong đó có đẩy mạnh XK nông sản vốn đang là mặt hàng đang xuất siêu sang Trung Quốc, nhằm tiến tới xây dựng XK nông sản một cách bền vững, ổn định, hài hòa thương mại song phương giữa 2 bên…

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường:  Việc đưa các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc phải đi vào quy củ, chính ngạch. Ảnh: Lê Bền.

Theo Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, mặc dù nhóm hàng rau quả giảm về kim ngạch XK sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm, tuy nhiên 8 loại trái cây chính ngạch vẫn tăng 30%.

Bộ trưởng NN-PTNT cho rằng, điều này đặt ra yêu cầu rất cấp thiết của việc đưa các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc phải đi vào quy củ, chính ngạch, đáp ứng các yêu cầu XK của Trung Quốc hiện nay.

Xem thêm
Chính phủ: Chủ đề của 2025 là tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá

Tại hội nghị với các địa phương sáng 8/1, Chính phủ đưa ra chủ đề cho năm 2025 là: 'Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Điều tra việc đào bới trái phép mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát

Nơi an nghỉ của chúa Nguyễn Phúc Khoát bị kẻ xấu đào bới trái phép. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Người thương binh hơn 40 năm giữ giấy báo tử của… chính mình

Hơn 40 năm người thương binh ấy vẫn giữ tập hồ sơ trong đó có giấy báo tử của chính mình bởi nó kể về hành trình 28 năm để chứng minh mình còn sống.