| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu thủy sản không thể đặt mục tiêu lớn hơn

Thứ Ba 05/07/2022 , 11:08 (GMT+7)

Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm nay tăng trưởng rất mạnh. Tuy nhiên, tình trạng lạm phát trên toàn cầu đã khiến cho ngành thủy sản giảm kỳ vọng trong nửa cuối năm.

Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: Thanh Sơn.

Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: Thanh Sơn.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản đầu năm nay tăng trưởng rất ấn tượng. Các doanh nghiệp thủy sản đã xuất khẩu sang khoảng 160 thị trường, kim ngạch đạt xấp xỉ 6 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản đạt trên 1 tỷ USD/tháng và 3 tháng liên tiếp từ tháng 3 tới tháng 5, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng đều đạt trên 1 tỷ USD. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử xuất khẩu thủy sản từ trước đến nay.

Thông thường, với kết quả xuất khẩu ấn tượng trong 6 tháng đầu năm cộng với nhu cầu thị trường tăng mạnh trong quý 3 và quý 4 (xuất khẩu trong nửa cuối năm thường cao hơn so với nửa đầu năm), ngành thủy sản sẽ mạnh dạn đặt mục tiêu đạt kết quả cao cho xuất khẩu thủy sản cả năm nay ở mức trên 10 tỷ USD. Nhưng VASEP lại chỉ đề ra mục tiêu là xuất khẩu đến hết năm sẽ đạt mức cao nhất là 10 tỷ USD (tôm hơn 4 tỷ USD, cá tra hơn 2 tỷ USD, hải sản 3,5 tỷ USD).

Nếu so với kết quả xuất khẩu thủy sản trong năm 2021 là 8,9 tỷ USD, và mức tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trong những năm qua, thì nếu đạt được 10 tỷ USD khi khép lại năm 2022, sẽ là một kết quả ấn tượng.

Thế nhưng nếu so với con số xấp xỉ 6 tỷ USD đã đạt được trong nửa đầu năm, thì mục tiêu 10 tỷ USD cho cả năm lại thì lại hơi khiêm tốn. Tuy nhiên, đây được cho là con số phù hợp hơn với diễn biến thị trường cũng như những khó khăn, thách thức mà ngành thủy sản đang đối mặt trong thời điểm này và trong những tháng tới.

Ông Hòe cho biết, có mấy thách thức lớn mà ngành thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt. Trước hết là tình trạng lạm phát ở mức cao đang lan rộng ở các thị trường. Tháng 5 vừa qua, lạm phát ở Mỹ đã hơn 8%, Đức hơn 10%, rất nhiều thị trường khác cũng ở mức rất cao.

Tôm mới thu hoạch ở Cần Giuộc, Long An. Ảnh: Thanh Sơn.

Tôm mới thu hoạch ở Cần Giuộc, Long An. Ảnh: Thanh Sơn.

Để chống lạm phát, các thị trường sẽ phải giảm tiêu dùng, khiến cho nhu cầu về thủy sản trên thế giới không còn cao như nửa đầu năm, qua đó tác động không nhỏ tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Mặt khác, những thị trường nhập khẩu nhiều thủy sản trong thời gian qua, thì trong những tháng tới sẽ ưu tiên giải quyết hàng tồn kho hơn là đẩy mạnh nhập khẩu hàng mới.

Ông Đỗ Ngọc Tài, Tổng Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Ngọc Trí, cho biết, do lạm phát cao, người tiêu dùng Mỹ đang có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn và chuyển sang những thực phẩm rẻ tiền hơn như gà, cá… Trong khi đó, lượng tôm tồn kho còn nhiều. Những yếu tố này khiến cho các nhà nhập khẩu tôm của Mỹ đang hạn chế mua vào. Do đó, nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ sẽ giảm từ tháng 4 đến tháng 8 năm nay. Nhiều khả năng phải tới tháng 9, thị trường này mới phục hồi nhẹ.

Cũng theo ông Tài, tại thị trường châu Âu, tình trạng lạm phát, vật giá tăng, đồng Euro mất giá… cũng đang khiến cho người tiêu dùng chuyển sang những thực phẩm rẻ tiền hơn.

Ngoài lạm phát, việc Trung Quốc duy trì chính sách “Zero Covid” có thể ít nhất đến hết năm nay hoặc đầu năm sau, cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường này. Cước vận tải biển vẫn duy trì ở mức cao và đang đe dọa sẽ lại tăng tiếp trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao và ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraina. Đây cũng là 2 yếu tố quan trọng sẽ làm giảm tốc đà tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong nửa cuối năm nay.

Từ tháng 5 tới tháng 9, hầu hết các doanh nghiệp tôm đang thiếu đơn hàng xuất khẩu. Nguyên nhân là do tôm Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ Ecuador, Ấn Độ vốn có giá thành sản xuất tôm nguyên liệu rẻ hơn so với Việt Nam. Do có giá rẻ hơn, từ tháng 3 đến tháng 5, ngành tôm Ecuador đã lấy được nhiều đơn hàng từ các nhà nhập khẩu Mỹ, EU.

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xây cầu Kênh Trực Thăng nối đôi bờ Vĩnh Viễn

HẬU GIANG Cầu Kênh Trực Thăng (huyện Long Mỹ) được đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông và cải thiện đời sống người dân.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.