| Hotline: 0983.970.780

Nhiều nông sản chủ lực bị ảnh hưởng bởi lạm phát toàn cầu

Thứ Ba 05/07/2022 , 10:56 (GMT+7)

Lạm phát tăng cao tại nhiều nước đang khiến cho việc tiêu thụ nhiều loại nông sản như hạt điều, hạt tiêu, cà phê… bị giảm khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Tiêu thụ hạt điều sẽ chậm lại do lạm phát. Ảnh: Thanh Sơn.

Tiêu thụ hạt điều sẽ chậm lại do lạm phát. Ảnh: Thanh Sơn.

Theo ông Trần Văn Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), hiện chưa có các số liệu thống kê cụ thể cho thấy các ảnh hưởng dây chuyền của khủng hoảng năng lượng, lương thực lên lạm phát và sức khỏe của nền kinh tế các nước, cũng như tác động tiêu cực lên mức chi tiêu của người dân nói chung và sức mua của thị trường hạt điều nói riêng. Nhưng nhìn chung, ở thời điểm hiện tại, giá cả sinh hoạt đắt đỏ hơn và mức chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu tăng cao hơn rõ rệt, nghĩa là hầu bao của người tiêu dùng đang bị teo tóp lại.

Tất cả những yếu tố đó dẫn đến sự chi tiêu cho thực phẩm không thiết yếu như hạt điều chắc chắc sẽ bị ảnh hưởng, tiêu thụ sẽ chậm và giá cả khó tăng trong thời điểm này.

Ông Tạ Quang Huyên, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hoàng Sơn 1, cũng cho rằng Mỹ, châu Âu lạm phát cao khiến cho túi tiền của người tiêu dùng ở những thị trường này mua được ít hàng hóa hơn. Do đó, họ phải dè sẻn chi tiêu, giảm mua sắm.

Trong khi đó, một thị trường lớn của nhân điều Việt Nam là Trung Quốc vẫn duy trì chính sách “Zero Covid” sẽ tiếp tục ảnh hưởng bất lợi tới xuất khẩu nhân điều sang thị trường này trong 6 tháng cuối năm.

Vì vậy, ông Hiệp cho rằng, tình hình xuất khẩu nhân điều trong năm 2022 xem ra còn khó khăn hơn năm 2021 khi Việt Nam trải qua đại dịch Covid-19.

Theo nhận định của Vinacas, tình hình xuất khẩu nhân điều năm 2022 sẽ tiếp tục gặp khó khăn, giá cước tàu biển vẫn còn ở mức cao so với những năm trước dịch Covid-19, giá nhân điều xuất khẩu không tăng đồng bộ so với sự tăng giá của điều thô khiến cho các nhà máy không thể cân đối giá thành chế biến và giá xuất khẩu. Vì vậy, lượng nhân điều xuất khẩu của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các tháng tới, kéo dài đến hết năm 2022.

Tiêu thụ hạt tiêu toàn cầu giảm hàng chục nghìn tấn từ đầu năm đến nay. Ảnh: Thanh Sơn.

Tiêu thụ hạt tiêu toàn cầu giảm hàng chục nghìn tấn từ đầu năm đến nay. Ảnh: Thanh Sơn.

Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong nửa đầu năm nay giảm khá mạnh về lượng. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt gần 100 nghìn tấn, giảm tới 17,8% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Không chỉ Việt Nam, xuất khẩu hạt tiêu của các quốc gia xuất khẩu hàng đầu khác cũng giảm mạnh. 5 tháng đầu năm, lượng hạt tiêu xuất khẩu của Brazil là hơn 32 nghìn tấn, giảm 20,9%; Indonesia xuất khẩu được 13 nghìn tấn, giảm 22,2%; Ấn Độ xuất khẩu được hơn 3 nghìn tấn, giảm 14,6%.

Lạm phát cao trên toàn cầu được cho là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm mạnh lượng hạt tiêu xuất khẩu của các nước xuất khẩu lớn nhất. Bên cạnh đó là việc Trung Quốc áp dụng chính sách “Zero Covid”, giá dầu tăng cao do xung đột kéo dài giữa Nga - Ukraina… Theo ước tính của các chuyên gia quốc tế, những yếu tố trên đã khiến cho tiêu thụ hạt tiêu toàn cầu đã giảm khoảng 40.000 - 50.000 tấn trong nửa đầu năm nay.

Thị trường cà phê toàn cầu cũng đang chịu tác động rõ rệt bởi lạm phát cao tại châu Âu, Mỹ. Vừa qua, để kéo giảm lạm phát, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phải tăng mạnh lãi suất đồng đô la. Nhiều ngân hàng trung ương khác cũng đã thắt chặt tín dụng và tăng lãi suất điều hành để đối phó với lạm phát.

Những động thái này đã tác động lớn tới thị trường tài chính toàn cầu, qua đó tác động mạnh tới thị trường cà phê. Những dự báo về việc sản lượng cà phê tăng ở Brazil, việc đồng Real suy yếu so với đồng đô la cũng khiến nông dân Brazil đẩy mạnh bán cà phê... cũng đang tác động không nhỏ tới mặt hàng này. Vì vậy, trong những ngày cuối tháng 6, giá cà phê trên các sàn giao dịch quốc tế liên tục theo xu hướng giảm xuống.

Bù lại việc lượng xuất khẩu giảm, giá hạt tiêu xuất khẩu năm nay lại tăng mạnh. Theo Cục Xuất nhập khẩu, 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.627 USD/tấn, tăng 47,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nhờ vậy, trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tuy giảm 17,8% về lượng trị giá, nhưng lại tăng 21,6% về trị giá (đạt 460,54 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...