| Hotline: 0983.970.780

1001 kiểu giận dỗi bạn bè của teen

Thứ Ba 20/12/2011 , 14:24 (GMT+7)

Có nhiều teen, dù đã lớn, vẫn thích áp dụng kiểu “bo xì” theo một “phiên bản” khác...

Ảnh minh họa
Khi trẻ con bỗng dưng không thích chơi với nhau, chúng sẽ vỗ tay vào miệng và nói “bo xì” để nghỉ chơi, để rồi sau đó lại huề như chưa có gì xảy ra. Còn teen, dù đã lớn, vẫn thích áp dụng kiểu “bo xì” theo một “phiên bản” khác.

Thích thì giận!

T.My (lớp 11 trường THPT MĐC) có tính khí khá thất thường và khiến cho bạn bè luôn ngán ngẩm. Bình thường, T.My rất hòa đồng với mọi người, trò chuyện có duyên, dễ mến, nhưng nếu vô tình làm My phật ý, cô nàng sẽ làm mặt cáu rồi đùng đùng bỏ đi, im lặng không nói năng gì.

Nếu gặp người dễ tính, họ thường chủ động bắt chuyện trở lại và bông đùa để My không giận nữa. Còn nếu người đối thoại đang khó chịu sẵn, gặp thêm thái độ vô lý của My, thì tình bạn sứt mẻ ngay cũng là điều dễ hiểu.

My không giận ai lâu, chỉ vài ngày sau là vẫn có thể cười đùa như chưa có gì xảy ra. Dù vậy, tính cách của My dễ làm bạn bè “phiền não”. “Có việc gì đâu mà lúc nào cũng hay giận như…người già. Làm như thế chẳng có ích lợi gì cho bản thân mà còn khiến bạn bè mất đi thiện cảm. Lớn rồi, đâu phải còn trẻ con mà hay giận hờn vu vơ”, B.V (bạn học cùng lớp với My) nêu ý kiến.

Suy nghĩ thua cả…trẻ con

Trẻ con thường nhìn vấn đề rất đơn giản. Chúng có thể bo xì một bạn chỉ vì bạn này đẹp, bạn này có đồ chơi mới trong khi mình không có, bạn này học giỏi hơn mình… Đó là những suy nghĩ rất ngô nghê nhưng rồi trong quá trình cùng học tập, sinh hoạt, chúng sẽ mau quên đi chúng đã từng ghét bạn, từng “bo xì” bạn, và sẽ vui đùa cùng nhau rất vô tư.

L.T (sinh viên năm 1 trường ĐH Mở) là một cô nàng khéo léo trong ăn nói, biết tạo sự thu hút ở người đối diện. Những ngày đầu nhập học, mọi người đều rất quý và mến L.T. Một thời gian sau, tính cách của T bộc lộ rõ làm mọi người hơi thất vọng.

Khi bất kì ai đó kể lại rằng họ có gì đó hay ho, thú vị, T đều giả vờ không nghe và lảng sang chủ đề khác. T đề nghị đi chơi ở một địa điểm nào đó, cả nhóm không đồng tình và gợi ý chỗ khác, T tự tách nhóm và không đi nữa.

Khi T cảm thấy “không ưa” ai đó, cô nàng hay nói bóng gió, hàm ý, hòng khiến đối phương “hoang mang” mới thôi. Hễ ghét ai, T đều tỏ thái độ rõ rệt: liếc, hay cười mỉm, không bao giờ trò chuyện tiếp xúc, hễ đối phương nói hay hành động, T đều “bình luận”.

Nhưng sở dĩ T không bị ai ghét là vì cô nàng rất hòa nhã với bạn bè và chỉ cư xử không ổn khi “trái gió trở trời”. Thêm nữa, với tố chất “thủ lĩnh” sẵn có trong người, ở T có một điều gì đó khiến nhiều người phải nể, cộng thêm việc giao tiếp rộng đã khiến T “không ngán ai”, vì nếu có người ghét T và tẩy chay cô nàng thì T vẫn còn rất nhiều bạn bè khác để giao lưu.

Còn V.Anh (sinh viên năm 1 CĐ Kinh tế đối ngoại) giận bạn thân mấy ngày trời chỉ vì cô nàng ấy ra về không chờ V.Anh mà đi với bạn bè khác! Cô bạn này nhiều lần làm hòa với V.Anh bằng cách trò chuyện, nhưng V.Anh nhất quyết…giận cả tuần mới thôi.

Trong khoảng thời gian đó, lúc nào V.Anh cũng viết lên facebook rằng mất lòng tin vào tình bạn, cảm thấy chán nản và có lẽ sẽ thay đổi.

Bảo Hà (lớp 12 trường THPT GV) bình luận: “Theo mình, V.Anh trầm trọng hóa vấn đề quá mức. Chuyện sẽ đơn giản hơn nếu chúng ta biết chịu khó suy nghĩ và nhìn vấn đề theo hướng tích cực.

Tình bạn khác tình yêu ở chỗ, ta có rất nhiều bạn và không cần phải ghen tuông hay quá ích kỷ. Nhưng do tính thích sở hữu, thích chỉ đạo và cảm giác luôn xem mình là quan trọng, đã khiến nhiều bạn cư xử không “đẹp” và luôn thích “bo xì” bạn mình như một trò chơi thời còn bé”.

Tình bạn: dễ sứt mẻ, khó lành

Có những chuyện khiến bạn có thể rất giận và khó bỏ qua cho người bạn của mình. Nhưng nếu lỗi ở chính đối phương, tại sao bạn không cùng nhẹ nhàng ngồi phân tích, chỉ ra cái sai của bạn mình để cả hai cùng khắc phục?

Nếu bạn vì cái tôi ích kỉ của bản thân mà sẵn sàng “bo xì” bạn bè khi cần, rồi thích thì làm hòa trở lại, thì tình bạn của cả hai cũng không còn nguyên vẹn nữa, bởi vì bạn không phải trẻ con.

Bạn đã lớn và tình bạn cũng đã đi theo hướng khác. Không biết cách cư xử khéo, người thiệt thòi và lạc lõng là chính bạn.

(Theo Mực tím)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm