| Hotline: 0983.970.780

"Làng chết" dưới chân Ngàn Nưa

Thứ Năm 15/11/2012 , 12:42 (GMT+7)

Cách đây chưa lâu, làng Thổ Vị (xã Tế Thắng, huyện Nông Cống, Thanh Hóa) khắp trong và ngoài tỉnh biết bởi cái tên “làng ung thư”. Sau khi báo chí phản ánh, đã có hàng chục đoàn về kiểm tra, lấy mẫu nước của làng đưa đi nghiên cứu, xét nghiệm,...

Cách đây chưa lâu, làng Thổ Vị (xã Tế Thắng, huyện Nông Cống, Thanh Hóa) khắp trong và ngoài tỉnh biết bởi cái tên “làng ung thư”. Sau khi báo chí phản ánh, đã có hàng chục đoàn về kiểm tra, lấy mẫu nước của làng đưa đi nghiên cứu, xét nghiệm, cho kết quả tất cả các mẫu nước đều không đảm bảo ăn uống, sinh hoạt.

>> Nơi “thần chết” chực chờ gõ cửa
>> Nghệ An: Đâu cũng thấy căn bệnh nan y!
>> Bình Định có một làng... tử thần!

Nỗi đau còn mãi

Đặt vấn đề tìm hiểu tình trạng bệnh ung thư của xã trong những năm gần đây, chúng tôi cảm nhận được sự ngần ngại của ông Hoàng Văn Khánh - Chủ tịch UBND xã Tế Thắng. Sau vài chén nước, ông Khánh mới cởi mở hơn.

Ông cho biết: Theo thống kê, đúng là những năm 1993 đến 2008, tỷ lệ người dân trong làng Thổ Vị chết và mắc bệnh ung thư lên đến gần 80 người. Nhiều gia đình có đến 2 - 3 người cùng mắc căn bệnh quái ác này.

Những năm ấy, nỗi ám ảnh vì căn bệnh ung thư bao trùm không chỉ làng Thổ Vị mà còn ở hầu khắp các thôn, làng của xã. Đâu đâu cũng nghe thấy ở nơi này, chỗ nọ trong xã có người mới chết vì ung thư; có người đang mang cái “án tử” này.

Lại thêm báo chí nghe tin, dồn dập về tìm hiểu. Cùng với đó, các đoàn từ Trung ương đến địa phương về kiểm tra, lấy mẫu nước đưa đi xét nghiệm… Tất cả các mẫu nước ở Thổ Vị đều có tỷ lệ chất a-mi-ăng, sắt, natri, asen… cao hơn gấp hàng chục lần tỷ lệ cho phép.


Ông Trần Văn Thành dùng tay bóp vụn đá chứa sợi a-mi-ăng

Người trong xã bị bệnh ung thư cứ lần lượt ra đi. Kết quả mẫu nước không đảm bảo dùng trong ăn uống, sinh hoạt đã có. Những lời hứa sẽ được đầu tư nguồn nước sạch từ cơ quan chức năng cũng được truyền đến tai người dân. Và họ đã khấp khởi vui mừng…

"Tình hình cấp bách, nghiêm trọng đến nỗi, lãnh đạo địa phương đã phải thành lập Ban chỉ đạo Nước sạch - Vệ sinh môi trường và Phòng chống ung thư của xã. Trước tiên, chúng tôi phát động phong trào xây dựng bể chứa nước mưa, không sử dụng nước giếng để ăn uống. Vậy là người người xây bể, nhà nhà làm bể. Chỉ có điều, những lời hứa hẹn đầu tư nguồn nước... vẫn y nguyên".

Sau gần 4 năm, tình hình xôn xao vì bệnh ung thư có tạm lắng dịu. Nhưng nỗi đau ung thư thì vẫn còn đó. "Bây giờ mà khơi gợi lại, nỗi đau càng thêm đau. Bởi với cương vị là lãnh đạo, chúng tôi chưa làm được điều mà bà con cần và mong muốn”. Ông Khánh hạ giọng. Giờ thì chúng tôi đã hiểu thái độ ngại ngần của vị chủ tịch xã lúc mới gặp gỡ.

Vẫn là “làng chết”

Đó là lời nói của ông Trần Văn Thành ở làng Thổ Vị. Theo ông Thành, số người chết và mắc bệnh ung thư trong làng rất nhiều. Hiện xung quanh nhà ông có tới 4 - 5 người đã bị bệnh viện trả về, chờ “thần chết” gọi đi.

Theo tay chỉ của ông Thành, cách nhà ông mấy ngõ, chúng tôi đến thắp hương cho ông Cao Văn Đào. Ông Đào chết ở tuổi 56 vì bị ung thư thực quản. Chúng tôi đến đúng hôm gia đình cúng 3 ngày cho ông.

Thấy có người lạ đến, mấy người phụ nữ đang lúi húi trong căn bếp lụp xụp tất tả đứng dậy. Chúng tôi xin phép được thắp hương cho người quá cố. Tiếp chúng tôi là người phụ nữ bé nhỏ chít khăn tang, chừng 65 tuổi. Dưới vành khăn, đôi mắt ngân ngấn nước càng làm cho khuôn mặt ốm o của bà thêm tội nghiệp.

Sau khi giới thiệu, chúng tôi được biết bà là Cao Thị Thứ, là chị gái ông Cao Văn Đào. Bà nghẹn ngào: “Khổ thân cho số phận cậu ấy. Cả đời không lấy vợ, cứ sống vậy chăm chị, chăm cháu. Đến cuối đời mới được ở trong căn nhà kiên cố được gần 1 năm, lại đã vội ra đi”.

Bà Thứ gạt nước mắt, kể tiếp: Cậu Đào ở cùng với tôi từ lúc bố mẹ khuất núi. Chị em đùm bọc nhau dưới mấy gian nhà lụp xụp. Nhà nghèo đến nỗi tối đến ngửa cổ tha hồ đếm sao. Hai chị em phải đi xin cả bẹ cây cau về gá tạm trên mái nhà tránh mưa dột. Xin nhiều quá, xấu hổ, cậu ấy dặn tôi mỗi lần xin thì nói là để làm quạt mo hay nhen lửa. Đừng nói thật người ta cười cho.

Căn nhà 2 gian lợp prôximăng này là được nhà nước hỗ trợ, cùng với anh em, bà con góp thêm tiền, vật liệu… Làm nhà xong được mấy tháng, thấy cậu ấy cứ húng hắng ho, tôi giục em đi khám. Nhưng nhà không có tiền nên em tôi cứ nấn ná.

Đến lúc thấy ho nhiều, khó thở, cậu ấy đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa, phát hiện bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối, bệnh viện trả về. Được 2 tháng thì cậu ấy bỏ tôi mà đi…

Khát khao nguồn nước sạch

Rời nhà bà Thứ, chúng tôi đi một vòng vào làng Thổ Vị. Vẫn những con đường làng được rải lớp đá xanh chứa sợi a-mi-ăng lấy từ chân núi Nưa, nhiều đoạn đã được bê tông hóa. Nhưng hai bên vệ đường, đá xanh vẫn nhô ra, lởm chởm. Mưa xuống, đá vữa ra, hòa với nước chảy xuống ao, hồ, ngấm sâu vào lòng đất, vào giếng nước.

Ghé gia đình bác Nguyễn Trọng Ngật đúng giờ nấu cơm chiều, thấy bác gái đang xả nước từ bể nước mưa rửa rau. Chúng tôi tò mò cố hết sức nâng khối bê tông đậy miệng giếng lên mà không được. Bác Ngật nói: “Tấm đậy cả 5 người khiêng đấy, làm sao nhấc nổi. Cái giếng này được làm từ năm 1994, kè toàn bằng đá xanh. Đã 2 năm nay, không dùng nguồn nước ô nhiễm ấy nữa nên gia đình đậy lại”.

Tuy nhiên, trong làng vẫn còn khá nhiều gia đình dùng nước giếng đào để sinh hoạt. Như nhà ông Lê Đăng Dân, tuy không dùng để ăn uống, nhưng vẫn phải dùng để rửa. Nhìn thấy cái giếng đề năm 1975, soi mình vào mặt nước, thấy rõ bóng mình long lanh cùng nước, chúng tôi không khỏi nuối tiếc. Bởi nó đã tồn tại, gắn bó vui buồn với bao thế hệ trong mỗi gia đình sau lũy tre làng, là đặc trưng của vùng quê Việt Nam. Vậy mà cái giếng cổ này, dòng nước trong mát này như là “dòng nước chết” ở Thổ Vị.


Giếng nước nhà ông Lê Đăng Dân vẫn được dùng để sinh hoạt

Ông Đỗ Khắc Trí - Trưởng trạm y tế xã Tế Thắng lật giở cuốn sổ khai tử của xã và thống kê: Năm 2009, số người chết kết luận do bị ung thư là 4/33 người, năm 2010 là 5/31 người, năm 2011 là 5/38 người; 6 tháng đầu năm 2012 là 4/23 người. Hiện có khoảng 6 - 7 người ốm, có kết luận của bệnh viện là bị ung thư. Cả người chết và người mang bệnh chủ yếu ung thư gan và dạ dày.

“Theo thống kê mới nhất, hiện số hộ xây dựng được bể nước mưa trong xã đạt 82%. 4 năm nay, không hiểu có phải do được dùng nguồn nước mưa hay không mà số người chết vì ung thư có giảm, nhưng vẫn còn khá cao”, ông Trí nói.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm