| Hotline: 0983.970.780

Thủ thuật "rút ruột" rừng nghiến

Thứ Ba 23/07/2013 , 12:39 (GMT+7)

Suốt thời gian dài, những cây nghiến và gỗ quý hiếm tại rừng tự nhiên thuộc xã Năng Khả, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang bị lâm tặc chặt hạ không thương tiếc. Gần đây nhất là vệt rừng gỗ quý men theo QL 279, đoạn nối liền xã Năng Khả với xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa - Tuyên Quang), bắt đầu bị tàn phá...

Suốt thời gian dài, những cây nghiến và gỗ quý hiếm tại rừng tự nhiên thuộc xã Năng Khả, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang bị lâm tặc chặt hạ không thương tiếc. Gần đây nhất là vệt rừng gỗ quý men theo QL 279, đoạn nối liền xã Năng Khả với xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa - Tuyên Quang), bắt đầu bị tàn phá...

Khi nghe về cách thức hoạt động của các băng nhóm lâm tặc, phóng viên NNVN đã quyết tâm ngụy trang thành dân cư bản địa, để thâm nhập rừng nghiến tại Bản Nhùng, xã Năng Khả. Gần 4 tiếng trên chiếc xe máy cà tàng xuất phát từ TP Tuyên Quang, chúng tôi đã có mặt tại đỉnh dốc, sát bìa rừng Bản Nhùng để chuẩn bị cho việc leo núi.

Thoạt nhìn, thì đây là một khu rừng yên tĩnh, không có tiếng cưa máy gầm rú đinh tai, chỉ có những khoảng trắng lạ thường trên các vạt rừng, sườn núi. Với quyết tâm đến tận nơi có cây nghiến bị chặt hạ, tôi và người dẫn đường đã có hơn một tiếng leo núi đá tai mèo lởm chởm, sắc nhọn, để rồi tận mắt, kiểm đếm từng gốc cây nghiến bị chặt hạ, cũng như phát hiện một lối khai thác gỗ quý quả là bài bản, có chủ ý (việc chặt hạ gỗ nghiến - nhóm gỗ quý hiếm 2a, diễn ra ngay sát đường nhựa mà lực lượng chức năng có lẽ không hề hay biết).


Một cây gỗ bị chặt khoét gần một nửa phần gốc, chỉ còn chờ mưa gió giúp hạ gục

Những cây gỗ quý hay gỗ thường sau khi bị chặt hạ, đều được lâm tặc vận chuyển đi nơi khác một cách khá sạch sẽ, chỉ để lại những phần gốc, hoặc gỗ vỡ hỏng và phần rễ cây bám chặt vào vách đá tai mèo. Đôi khi việc chặt hạ còn bài bản ở chỗ chỉ chặt một phần ba hoặc một nửa dưới gốc, để sau thời gian có trận mưa gió, thì cây tự đổ, lâm tặc chỉ mỗi việc "tận thu" là xong!


Một gốc nghiến còn trơ trọi trên mỏm đá ở rừng Bản Chùn

Thế nên tiếp cận với cánh rừng nghe nói đã bị tàn phá nghiêm trọng, chúng tôi đứng dưới đường nhựa nhìn lên vách núi chẳng hề hay biết. Chỉ khi người dẫn đường hướng dẫn tôi leo lên các vạt núi không có bóng cây cổ thụ, mới phát hiện ra việc phá rừng nghiến. Việc phá rừng mới diễn ra, chúng tôi có mặt vào chiều ngày 19/7, thấy các đầu mẩu, gốc đang còn nằm trơ trọi dưới các hốc, khe đá mới chỉ thâm đen vết cưa cắt.


Khúc gỗ nghiến to này chỉ nằm cách đường nhựa khoảng 4 mét

Hỏi, rừng nơi đây bị chặt hạ từ khi nào? Người dẫn đường cho biết: Phá rừng gỗ quý đã diễn ra âm ỉ nhiều năm, nhưng phá mạnh nhất là mấy năm gần đây khi cưa lốc xuất hiện và gỗ quý bán được giá. Người dân bản địa cũng chẳng biết gỗ được chở đến đâu để tiêu thụ.

Vừa leo núi dốc đứng, vừa tìm gốc nghiến, anh này cho biết thêm: Ngày trước họ toàn cắt lấy thớt, gùi xuống đường bán cho các đầu nậu gỗ. Mấy năm gần đây, chỉ cây nào không thể cắt làm gỗ theo ý muốn, họ mới xẻ lấy thớt.

Tất cả chỉ vì phong trào cắt những cây nghiến to, có đường kính hơn 1 mét để làm giường, sập (loại gỗ làm sập thường xẻ dày 15 đến 20 cm, rộng từ 75 cm trở lên, dài 2,8 đến 3,3 mét) cho những người nhiều tiền lắm của. Giá mỗi bộ sập nghiến đầy đủ cả chân, khuôn, từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng. Sập gỗ nghiến càng rộng, dài thì giá càng cao.


Những bìa gỗ quý được thợ làm đường nhặt về kê ghép tại lán làm chỗ tiếp khách

Sau khi leo núi xong, người dẫn đường tiếp tục đưa tôi đến một khúc gỗ nghiến có đường kính rộng khoảng 1 mét, dài khoảng 3 mét nằm trên vách đá, đã được ngụy trang bằng cách đắp đất đá khá kín đáo, chỉ cách mép đường nhựa khoảng 4 mét và dẫn giải: "Khúc gỗ nghiến này có thể xẻ làm sập, làm bệ phục vụ cho những người nhiều tiền, do đó họ cứ để cả khúc gỗ tròn như thế này bán cho khách mới được giá cao".

Rừng nghiến Bản Nhùng kêu cứu. Chúng tôi xin chuyển những thông tin trong bài viết này đến các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang để sớm vào cuộc làm rõ.

Theo số liệu của Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, từ đầu năm đến nay các cơ quan chức năng tỉnh này đã phát hiện và xử lý hơn 500 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Riêng xử lý hành chính 521 vụ, xử lý hình sự 10 vụ. Tịch thu tang vật khoảng 300 mét khối gỗ các loại, trong đó có khoảng 100 mét khối gỗ quý hiếm... Trong đó, nạn phá rừng được cho là nóng nhất vẫn tồn tại ở hai huyện có nhiều gỗ quý hiếm là Chiêm Hóa và Na Hang. 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm