| Hotline: 0983.970.780

Sonadezi Long Thành xả thải: C49 đang khẩn trương xử lý

Thứ Năm 11/08/2011 , 09:37 (GMT+7)

Một cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường phía Nam (C49) cho biết: đơn vị này đang khẩn trương thu thập hồ sơ điều tra làm rõ vụ việc...

Dù đánh nhiều mẻ chài nhưng không được một con săn sắt

Liên quan vụ hệ thống xử lý nước thải tập trung ở KCN Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Sonadezi Long Thành) do TCty Phát triển KCN Sonadezi quản lý xả thẳng ra môi trường nước thải chưa đạt chuẩn, một cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường phía Nam (C49) cho biết: đơn vị này đang khẩn trương thu thập hồ sơ điều tra làm rõ.

Sống chết mặc bay

Ngày 3/8, C49 phối hợp với cán bộ UBND xã và công an KCN Long Thành (đường số 3, xã Tam An, huyện Long Thành) phát hiện quả tang hệ thống xử lý nước thải của KCN Long Thành vi phạm pháp luật. Theo đó, dù KCN này có hệ thống xử lý nước thải, nhưng để “tiết kiệm” chi phí, Sonadezi Long Thành đã không sửa chữa hệ thống xử lý vi sinh đã bị hư từ lâu, hệ thống khử trùng thì không hoạt động. Do đó, mặc dù “đã qua xử lý” nhưng nước xả của KCN Long Thành vẫn có màu đen đậm, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Đáng nói, hệ thống xử lý nước thải còn có 1 ống ngầm bằng bê tông đường kính 30cm dài khoảng 600m chảy ra hồ xử lý hoàn thiện dung tích 1.000m3. Tại hồ này có 3 ống ngầm chảy ra một đường xả đáy, 2 đường xả mặt sau đó chảy ra rạch Bà Chéo rồi ra sông Đồng Nai. Theo một cán bộ C49, Sonadezi Long Thành còn có thủ đoạn khi thuỷ triều lên sẽ mở cống xả đáy xả vào hồ hoàn thiện. Sau đó thuỷ triều xuống (ban đêm) sẽ xả nước thải từ hồ hoàn thiện ra môi trường.

Điều đáng nói, tại KCN này toàn bộ các doanh nghiệp đóng tại đây đều phải đấu nối hệ thống nước thải vào hệ thống xử lý nước thải chung của KCN Sonadezi Long Thành và hàng tháng đều phải đóng phí xử lý nước thải với tổng phí lên tới hàng tỷ đồng. Do đó, theo cán bộ C49 này, “phương châm” làm ăn của Sonadezi Long Thành chẳng khác nào "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi".

Nông dân kêu trời

Liên quan đến vụ việc, ngay sau khi phát hiện quả tang vụ việc C49 đã lấy mẫu nước thải tại hệ thống xử lý và môi trường được xả. Đồng thời ngày 8/8 tiếp tục lấy nhiều mẫu nước đưa đi kiểm tra. Tại đây, C49 đã yêu cầu Cty CP Dịch vụ Sonadezi cung cấp các hồ sơ liên quan đến nhà máy để làm cơ sở đối chiếu sai phạm.

Ông Võ Văn Chánh, PGĐ Sở TN-MT Đồng Nai cho biết, Sở đã kiến nghị UBND tỉnh yêu cầu TCty Sonadezi báo cáo, giải trình cụ thể vụ việc cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Chỉ đạo Sonadezi Long Thành và Công ty CP Dịch vụ Sonadezi có biện pháp tạm thời giảm lưu lượng nước thải tiếp nhận ở đầu vào nhà máy xử lý nước thải tập trung cho phù hợp trong giai đoạn cải tạo khắc phục, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp nhà máy để xử lý toàn bộ nước thải đạt quy chuẩn và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, kiểm tra, tuyệt đối không được tiếp tục xả nước thải bẩn ra môi trường.

Nhiều người dân sinh sống, sản xuất và chăn nuôi ở cạnh rạch Bà Chéo cho biết: Thời gian qua họ đã phản ánh sự khốn khổ do nước thải của Sonadezi Long Thành làm tôm cá, cây trồng bị chết tới cơ quan chức năng nhưng không được quan tâm. Bà Lê Thị Năng, nhà ở bên rạch Bà Chéo cho biết: Gia đình chúng tôi sống nhờ 7 hồ nuôi cá trong vườn, mỗi vụ thu hoạch lãi được 25-30 triệu đồng. Thế nhưng từ khi Sonadezi Long Thành xả thải cả 7 hồ đều bỏ hoang vì cứ thả cá xuống buổi sáng thì đến trưa cá chết. Vườn cây kế đó cũng bị vàng lá, héo khô rồi chết.

Biết chúng tôi là nhà báo, hai cháu nhỏ là Nguyễn Hồng Quân và Trần Văn Sơn nhà sống gần họng xả của Sonadezi còn chạy về nhà mang chài ra để…đánh ở rạch Bà Chéo nhằm chứng minh là cá tôm bị chết sạch. Quả thực, sau cả chục mẻ chài nhưng không được dù chỉ là con săn sắt. Ông Trần Văn Hai, một người dân còn cho biết, trước kia nhiều người dân trong vùng sống bằng nghề đánh bắt cá, tôm, đến khi nhà máy đặt ống xả thải thì tôm cá chết hết nên họ "cụt" nghề luôn.

Trao đổi với NNVN, nhiều nông dân cho biết họ sẽ đòi Sonadezi Long Thành phải bồi thường vì hành vi xả thải. Bởi sai phạm này cũng tương tự như vụ Vedan trước đó và Vedan đã thừa nhận sai trái và phải chịu bồi thường.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm