| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng, Quảng Ninh thu cả trăm tỷ

Thứ Năm 25/08/2011 , 09:59 (GMT+7)

Bộ TN-MT cho rằng hàu Thái Bình Dương trở thành loài ngoại lai xâm hại. Vậy loại hàu này đang được ươm nuôi thế nào, cái giống "ngoại lai" này nó có khả năng phá hoại ra sao?

* Hàu Thái Bình Dương không xâm hại thủy sản khác

Cùng với tôm thẻ chân trắng, Bộ Tài nguyên- Môi trường cho rằng hàu Thái Bình Dương (TBD) trở thành loài ngoại lai xâm hại. Vậy hàu TBD đang được ươm nuôi thế nào, cái giống "ngoại lai" này nó có khả năng phá hoại ra sao?

>> Muốn khỏe… nuôi thẻ chân trắng
>> Tiền Giang: Có cấm dân vẫn... cứ nuôi
>> ''Chịu ơn'' sinh vật ngoại lai

Cty TNHH Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long (BIM Co) là một trong những DN đầu tiên nhập giống hàu về nuôi ở Việt Nam rất hiệu quả. Cty đã quy hoạch 500 ha thuộc xã Bản Sen (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) thành khu nuôi hàu thương phẩm. Hàu được nuôi theo phương pháp treo dây trên bè tre, đặt ở nơi ít sóng gió, hạn chế ảnh hưởng của bão tố và cách xa luồng giao thông đường thủy. Mỗi bè treo 600 dây, nuôi cho sản lượng trung bình 2 tấn/vụ. Dự kiến, Cty sẽ xây dựng một nhà máy chế biến hàu và nhuyễn thể đông lạnh tại Vân Đồn, với công suất 20.000 tấn hàu nguyên liệu/năm, sản phẩm chủ yếu XK sang thị trường EU.

Còn theo tính toán của anh Phạm Văn Thìn ở Vịnh Lan Hạ (Cát Bà, Hải Phòng), chủ hộ nuôi một bè hàu diện tích 200 m2, hạch toán chi phí đầu tư con giống, vật tư làm bè khoảng 16 triệu đồng. Sau 1 năm nuôi, thu hoạch khoảng hơn 10.000 con hàu thương phẩm (bình quân 80 con/dây) với tổng khối lượng hơn 10 tấn hàu, bán buôn tại bè giá 65.000đ/kg thu được 62 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng gần 50 triệu. Cũng theo anh Thìn, rất nhiều hộ dân trong vùng đã giàu lên nhờ nuôi con hàu TBD này.

Trao đổi với NNVN, ông Lê Thanh Lựu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản I (Bộ NN-PTNT) khẳng định cả người dân và DN đều hào hứng nuôi hàu, bởi hàu là con nuôi có thể làm giàu. Từ khi du nhập giống hàu TBD về nuôi (từ thử nghiệm đến đại trà), chưa thấy có dấu hiệu và nguy cơ xâm hại đến các loài sinh vật khác.

Theo ông Lựu, hàu TBD có nguồn gốc từ Nhật Bản (nghĩa là loài bản địa của Nhật Bản). Do sinh trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và khả năng thích nghi lớn với sự biến động của điều kiện môi trường nên đã được nuôi phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Đến năm 2003 đã có 65 nước trên thế giới phát triển nuôi hàu TBD. Theo thống kê của Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp quốc (FAO), sản lượng hàu nuôi trên thế giới mỗi năm đạt khoảng 6 triệu tấn/năm, sản lượng hàu khai thác tự nhiên chỉ 40.000 tấn; tổng kim ngạch XK từ hàu TBD đạt khoảng 5 tỷ USD/năm.

“Việt Nam là nước thứ 65 nếu tính từ ngày Viện Nghiên cứu NTTS I nhập hàu TBD (từ Úc) về nuôi. Hàu TBD rất thích hợp với nhiệt độ từ 20-28 độ C, chủ yếu nuôi ở vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, vịnh Bái Tử Long và các đảo Đông Bắc.

Về công nghệ, chúng tôi đã nghiên cứu và nhân giống thành công giống hàu TBD với khả năng có thể cung cấp 100-120 triệu con giống/năm. Hiện người dân ở Hải Phòng và Quảng Ninh đã được cung cấp nguồn giống để triển khai nuôi hàu TBD trên diện rộng. Nếu sản lượng đạt 20.000 tấn như dự kiến trong năm nay, người dân ở 2 địa phương này sẽ thu được khoảng 400 tỷ đồng”, ông Lựu nói.

Cũng theo ông Lựu, Việt Nam có một số hàu bản địa như hàu đá, hàu cửa sông… sống chủ yếu ở cửa sông, bám trên đá ven biển có độ mặn thấp (dưới 15 phần nghìn). Các loài này sinh trưởng chậm, kích thước nhỏ, năng suất thấp, chất lượng thịt không ngon nên không phải là đối tượng nuôi phổ biến. Còn hàu TBD là loài nhuyễn thể nuôi trồng có triển vọng và cho hiệu quả kinh tế cao. Hàu ăn lọc thực vật phù du, tảo biển nên rất tốt cho môi trường. Hiện ở VN, sản lượng và yêu cầu chất lượng XK chưa nhiều nhưng tiềm năng về loại hàu này rất lớn. Chính vì tiềm năng phát triển lớn nên Hiệp hội Hàu thế giới dự định tổ chức hội nghị nuôi hàu thế giới tại VN vào năm 2013 tới.

Cũng trao đổi về loài nhuyễn thể ngoại lai này, ông Nguyễn Tử Cương, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết, hàu TBD nuôi ở Quảng Ninh cực tốt, lớn rất nhanh.

“Trong các loài thủy sản, trừ tôm thì hàu TBD là loài có sản lượng lớn và tốc độ tăng sản lượng lớn nhất với thị trường tiêu thụ chính là các nước phát triển, vì thế tiềm năng cho loại vật nuôi này còn rất lớn. Viện Nghiên cứu NTTS I sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu về kết quả nghiên cứu, đánh giá về khả năng xâm hại của hàu TBD với các loài bản địa để chứng minh đây là loài thủy sản không có hại”, ông Lê Thanh Lựu.

“Vậy thì loài ngoại lai này xâm hại gì? Phải có đủ bằng chứng để chứng minh nó là loài xâm hại chứ? Một số giống hàu ở nước ta như hàu cửa sông, hàu đá, hàu ngoại lai (hàu TBD) hay tu hài đều bắt phù du thực vật, tảo biển làm thức ăn. Khi nuôi phải treo dây ở những vùng biển nông không có sóng gió. Vì nước biển lặng, nên nếu không di chuyển dây thì phân hàu sẽ đóng thành đống cao dần lên thành hình tháp, những loài thủy sản sống ở dưới nó sẽ chết. Nuôi hàu theo đúng quy trình sẽ rất sạch cho môi trường biển. Qua quá trình nuôi hàu TBD ở VN không thấy bị bệnh, cũng không lây bệnh cho thủy sản khác. Tôi có thể khẳng định loài hàu hiện nay nuôi rất tốt, thịt nhiều, ăn ngon. Giờ đây người ta đã nuôi loài hàu này cả nửa vịnh Bái Tử Long rồi”, ông Nguyễn Tử Cương khẳng định.

Về thông tin hàu TBD gây hại, ông Lê Thanh Lựu cho biết tại một hòn đảo ở biển Bắc nước Đức, hàu nuôi mật độ dày nên cạnh tranh thức ăn với loài vẹm xanh, chứ chưa xâm hại mức độ ghê gớm gì. “Qua theo dõi nuôi trồng giống hàu TBD ở VN đến nay cho thấy hàu TBD chưa có dấu hiệu và nguy cơ xâm hại loài thủy sản khác. Nhận định về hàu là loài ngoại lai xâm phạm cần dựa trên tình hình thực tế, tránh tác động không nhỏ đến việc phát triển sản xuất và XK thủy sản của VN”- ông Lựu nhấn mạnh.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu NTTS I cũng cho rằng khi Bộ TN-MT đưa ra cảnh báo này thì phải có cơ sở khoa học chắc chắn và phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia ngành thủy sản, lấy ý kiến đơn vị trực tiếp quản lý và tham mưu liên quan đến thủy sản của Bộ NN-PTNT để kiểm chứng. Bên cạnh đó, hàu TBD và tôm thẻ chân trắng là hai giống thủy sản nằm trong chiến lược phát triển của ngành thủy sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, do vậy cần xem xét một cách thận trọng, nghiêm túc.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm