| Hotline: 0983.970.780

Giá mà gà lậu biết nói tiếng Trung Quốc!

Thứ Sáu 10/08/2012 , 10:45 (GMT+7)

"Giá mà con gà lậu nói tiếng Trung Quốc để dân ta biết mà phân biệt. Giá mà nhiều người tiêu dùng hiểu rằng ăn gà loại thải chỉ sướng cái mồm còn khổ đủ thứ vì thịt của chúng tồn dư vô số thuốc kháng sinh, hoóc môn, chất độc hại…". Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội ao ước.

Ông Nguyễn Huy Đăng
"Giá mà con gà lậu nói tiếng Trung Quốc để dân ta biết mà phân biệt. Giá mà nhiều người tiêu dùng hiểu rằng ăn gà loại thải chỉ sướng cái mồm còn khổ đủ thứ vì thịt của chúng tồn dư vô số thuốc kháng sinh, hoóc môn, chất độc hại…". Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội ao ước.

>> Hà Vỹ sạch bóng gà thải lậu

Ông nhận định thế nào về mạng lưới buôn bán gà nhập lậu hiện nay?

Gia cầm lậu về VN qua hai đường chính là Lạng Sơn và Quảng Ninh. Dù Hà Nội đã thành lập chốt gồm thú y, công an, quản lý thị trường chặn ngay tại chợ Hà Vỹ nhưng vẫn rất khó bắt. Khi bắt hủy phát sinh tốn kém vì mỗi cân gà mất 6.000đ, tính ra từ đầu năm đến nay thành phố phải chi trên 120 triệu đồng để chôn 20 tấn gia cầm lậu. Đã thế việc tiêu hủy gà còn ảnh hưởng đến môi trường. Từ những đối tượng bị bắt khai ra, không chỉ vận chuyển lén lút, các ông chủ trong đường dây buôn lậu còn lách luật bằng cách bắt gà về nuôi dưỡng ở nội địa một thời gian rồi xin giấy kiểm dịch và đường hoàng vận chuyển trên đường. Loại gia cầm có đầy đủ giấy tờ này chúng tôi không thể bắt được.

Giữa con gà loại TQ và gà loại VN ngoại hình không quá khác biệt, chúng đều là giống siêu trứng, hơn nữa gà lậu lại không… biết nói tiếng Trung Quốc. Hiện công tác chống gà lậu của ta chỉ làm ở ngọn vì gốc rễ là các tỉnh biên giới và cả những tỉnh đi qua mà làm lỏng thì việc làm của chúng tôi không khác gì “bắt cóc bỏ đĩa”. Bên kia buôn gà lậu về mình lãi gấp ba, bốn lần thì làm sao ngăn nổi? Buôn ma túy có lẽ lợi nhuận cũng không bằng thế, bị bắt dễ dính tử hình mà người ta vẫn làm đằng này gà lậu bị bắt cùng lắm chỉ xử phạt hành chính. Tệ buôn bán gà lậu vừa bóp chết nghề chăn nuôi gia cầm trong nước vừa hủy hoại sức khỏe cộng đồng nhưng quả thực rất khó ngăn cản nếu chỉ làm tại ngọn.

Khó xử lý ở khâu ngọn, vậy ông thử đề xuất những giải pháp tận gốc rễ biên giới xem sao?

Theo tôi các chốt kiểm dịch ở đường biên phải làm thật chặt. Hiện nay gà lậu chủ yếu đi qua đường chính ngạch, đi cả xe ô tô lớn vì vận chuyển tiểu ngạch rất tốn công trèo đèo, lội suối. Vì thế cần xem lại trách nhiệm của những chốt liên ngành, kiểm tra xem đêm hôm họ có móc xích gì với giới buôn lậu không. Những địa bàn gà lậu vận chuyển qua phải tăng cường giám sát chặt những người chuyên mua gà to, gà già về nuôi rồi xin giấy kiểm dịch để hợp thức hóa. Không gì bằng tai mắt của chính quyền cơ sở.

Cũng giống như cái anh công an phường, trên địa bàn mình có ai vi phạm pháp luật họ đều biết hết nhưng có điều chịu bắt hay không mà thôi. Hà Nội chỉ là cái rốn, là khâu cuối của dây chuyền buôn gà lậu về. Chợ Hà Vỹ mới được xây dựng dù sao đã kiểm soát được 80-90% đã là thành công so với trước khi có chợ, dân họp lung tung hai bên đường.


Cảnh bốc dỡ gà thải loại Trung Quốc tại chợ Hà Vỹ

Theo ông có những thủ đoạn nào để gia cầm lậu đàng hoàng vào chợ Hà Vỹ? Liệu có vấn đề gì với đội ngũ trực chốt ở đây không?

Có thể một giấy kiểm dịch ghi số lượng chừng này họ sẽ độn thêm hàng lậu vào thì rất khó kiểm soát vì cả xe vài ngàn con không ai đếm xuể, thêm nữa gia cầm lại không có kẹp chì, đánh dấu. Về đội ngũ cán bộ của tôi, chính tôi hỏi Trạm trưởng Thú y Thường Tín xem có vấn đề gì không, anh ấy khẳng định chắc chắn là không. Tuy nhiên, tôi nghi có sự tiếp tay của Ban quản lý chợ với giới buôn gà lậu.

Ban này do xã lập ra nên có thể nể nang hàng xóm, họ hàng, lờ đi, để cho gia cầm lậu vào chợ. Cơ sở của sự nghi ngờ đó là khi chúng tôi đối chiếu số lượng kiểm dịch hàng ngày và lượng hàng thực tế ở chợ có sự vênh, dư ra. Tuy nhiên nếu Ban quản lý chợ làm thật chặt, không cho gia cầm lậu vào chợ nữa theo tôi sẽ phát sinh các điểm nóng, bán gia cầm lậu ở bên ngoài, lại càng khó kiểm soát. Mới đây chúng tôi đã họp với xã, với huyện bàn về chống gia cầm lậu nhưng theo nhận định không thể triệt để được mà chỉ hạn chế được phần nào đó thôi.

Trước thực trạng phức tạp đó, theo ông đâu là kế sách tốt nhất?

Giờ chúng ta phải làm mạnh khâu tuyên truyền, khi người tiêu dùng tẩy chay gà loại thải tự khắc sẽ giảm nạn nhập lậu. Tại sao TQ người ta chỉ ăn vịt, ngan, gà choai còn gà thải thì tuồn sang mình mà dân mình lại khoái khẩu? Gà loại thải tất cả tinh túy đã ra hết quả trứng, chỉ còn cái xương, cái vỏ. Thịt chúng tồn dư vô số kháng sinh, hoóc môn lẫn chất độc nên các nước chỉ có đem chế biến thành bột làm thức ăn chăn nuôi mà dân ta vẫn ưa dùng lại mua với giá cao nữa. Chính tôi đi ăn cưới cũng thấy nhiều loại gà này. Sức cầu lớn dứt khoát  sẽ có cung. Việc đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng về lâu, về dài.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm