| Hotline: 0983.970.780

Cặp vợ chồng "siêu giỏi"

Thứ Tư 12/09/2012 , 09:43 (GMT+7)

Nhờ cần cù, sáng tạo và nhạy bén, từ hai bàn tay trắng, cặp đôi Tuấn "bò", Bích "mật" đã trở nên giàu nhất nhì ở Tân Hà, Lâm Hà.

Vợ chồng tỷ phú Tuấn - Bích
Năm 1984, hai vợ chồng họ rời vùng quê Đan Phượng, Hà Nội vào Lâm Hà lập nghiệp. Tài sản của họ lúc ấy không có gì ngoài một đàn con 6 đứa! Nhưng nhờ cần cù, sáng tạo và nhạy bén, từ hai bàn tay trắng, cặp đôi này đã trở nên giàu nhất nhì ở Tân Hà, Lâm Hà.

>> Đưa hoa Đà Lạt nở vùng đất mới
>> Người nông dân số 1 Lâm Hà
>> Đào Nhật Tân trên vùng đất Bazan
>> Tỷ phú Hà Thành trên cao nguyên

TUẤN “BÒ” VÀ BÍCH “MẬT”

Về đến xã Tân Hà, tôi hỏi thăm đường đến nhà ông Lã Văn Tuấn ở thôn Thạch Thất 2, nhưng ai cũng đứng “vắt óc” một lúc rồi hỏi lại “Tuấn nào?”. Đến khi tôi sực nhớ và hỏi nhà chú Tuấn ‘bò” thì họ à một tiếng rồi chỉ đường rất chi tiết, kèm câu: “Anh thấy căn biệt thự nào to cao nhất, đẹp nhất thôn, nằm ngay mặt đường là nhà ổng”. Vào thôn, tôi không phải hỏi thêm lần nào nữa bởi từ xa, đã nhìn thấy một tòa biệt thự lộng lẫy nổi bật giữa màu xanh của bạt ngàn cà phê.

Điều làm tôi vừa ngạc nhiên vừa bái phục cặp vợ chồng này là hồi ấy, dù nghèo "rớt mồng tơi” nhưng đã kịp có 6 cô con gái “sàn sàn trứng gà trứng vịt”. Vào đến Lâm Hà, chưa có chỗ ở, chưa có đất sản xuất, cuộc sống còn đầy khó khăn, nhưng họ vẫn không quên việc “sản xuất” thêm 3 đứa nữa. Ngạc nhiên là đã nhiều lần sinh nở vậy nhưng bà Đỗ Thị Bích, vợ ông Tuấn, trẻ hơn tuổi 60 rất nhiều. Kể lại câu chuyện hỏi thăm đường phải kèm biệt danh, vợ chồng ông Tuấn cùng cười khanh khách.

Rồi họ kể: Hồi mới vào đây, chúng tôi vất vả lắm. Anh tính, hai vợ chồng tay trắng dắt 6 đứa con mà không có mảnh đất cám dùi, phải ở nhờ. Bằng mọi giá phải an cư thì mới mong lạc nghiệp, tôi nghĩ thế nên quyết tâm đi vay mượn khắp nơi để làm nhà. Căn nhà 5 gian vợ chồng tôi làm hồi đó to nhất nhì vùng này. “Lúc đó còn khó khăn, lại phải vay mượn, sao phải làm nhà to thế?”, tôi thắc mắc.

“Ai cũng thắc mắc như thế! Nhưng chúng tôi lại nghĩ, ở trong một căn nhà to, tinh thần mình cũng phấn chấn hơn. Sau nữa là làm điểm tập kết các loại nông sản mua của bà con về. Sau này, tôi không có đất sản xuất nên phải kinh doanh. Cứ cái gì mua bán được là tôi mua. Từ chè, cà phê, lúa… đến trâu, bò. Hồi ấy mọi người trồng mía rất nhiều, nhưng trồng nhiều quá, ăn không hết. Thế là tôi mua hết với giá rẻ, mang về ép mật, làm đường bán lại cho bà con. Làm cái này một vốn mười lời. Từ đó mọi người mới gọi tôi là Bích “mật”. - Thế còn Tuấn “bò”?, tôi hỏi.

Ông Tuấn kể: Cái tên ấy gắn liền với quãng thời gian chúng tôi thoát dần khỏi cái nghèo đấy. Chẳng là khi vợ tôi đi thu mua mía, thấy vận chuyển khó khăn quá, toàn phải vác, gánh, vừa mất thời gian, vừa mất sức. Cho nên tôi lại đi vay mượn tiền rồi thuê người đóng chiếc xe bò, mua một con bê con về nuôi lớn để nó kéo xe luôn. Sau khi có xe bò, tôi không chỉ chở cho mình mà còn đi chở thuê khắp xã. Vì lúc đó ngoài chiếc xe bò của tôi là phương tiện “cơ giới” ra, không còn phương tiện chuyên chở nào khác. Có thể nói, chiếc xe bò gắn liền với nhiều năm lăn lộn khắp thôn xóm kiếm tiền của tôi. Cái tên Tuấn “bò” gắn liền với tôi từ đó.

Quả là đáng nể! Đông con, vất vả như thế nhưng tất cả 9 người con của ông bà Tuấn chỉ việc ăn và học. Còn vợ chồng họ lăn lưng làm. Không chỉ nuôi con tốt mà còn tích lũy dần cho quỹ đất ngày càng nở dần ra. “Ban đầu chỉ có 5 sào, sau đó, mỗi khi có tiền tôi lại đổ hết vào mua đất. Đến nay cũng chỉ có 5 ha. Nhưng 5 ha nếu biết tính toán, cần cù thì cũng vẫn giàu như thường”, ông Tuấn nói.

CUNG CẤP CÀ PHÊ GIỐNG CHẤT LƯỢNG CAO

Trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phân bón, tưới tiêu na ná nhau như vậy, thì kỹ thuật chăm bón chỉ góp một phần nhỏ vào năng suất. Yếu tố quan trọng nhất để cà phê cho năng suất cao là khâu chọn và ươm giống. Bằng chứng là những vườn cà phê không tuyển giống kỹ, năng suất chỉ bằng 60% so với vườn của tôi. Cà phê là cây công nghiệp, vòng đời của nó rất dài, có khi hết nửa phần sau đời người. Cho nên phải chọn giống thật kỹ. Hồi đó, tôi giành thời gian đi khảo sát hết những vườn cà phê ở vùng này, sau đó chọn những cây khỏe nhất, đẹp nhất để lấy giống.

Theo tôi, giai đoạn ươm mầm xuống bầu là quan trọng nhất, bởi vì lúc đó hạt cà phê vừa nhú mầm, rễ rất mềm, chỉ cần hơi mạnh tay một chút cũng khiến rễ bị cong hoặc gãy (sau này sẽ trở thành cây 2 rễ). Chính vì cần nhẹ tay, tỉ mỉ như thế nên những cơ sở ươm giống bán với số lượng lớn không thể nào làm kỹ được. Cứ dúi đại cây xuống, bón phân. Nhìn thì thấy cây rất đẹp, nhưng mua về trồng lại không tốt, thường bị cong rễ, 2 rễ nên năng suất rất kém.

Không chỉ có 5 ha cà phê với năng suất cao nhất vùng, vợ chồng Tuấn “bò”, Bích “mật” còn nuôi 500 thùng ong mật, mỗi năm thu vài trăm triệu mà chẳng tốn bao nhiêu công. Còn 5 sào mặt nước nuôi cá cũng mang lại nguồn lợi vài trăm triệu nữa. Hiện nay, cả 9 người con của vợ chồng ông Tuấn đều đã yên bề gia thất. Cũng giống cha mẹ, đàn con của họ đều rất giỏi làm kinh tế, mỗi người có cơ ngơi riêng từ 2 - 5 ha đất làm trang trại.

Khi cây cà phê được 2 tuổi, tôi nghi ngờ cây nào rễ cong hoặc 2 rễ là đào bỏ ngay. Đến năm thứ 3, thứ 4 tôi lại làm một lần như thế nữa. Nhưng do đã tuyển giống rất kỹ ngay từ đầu nên xác suất cây bị cong rễ, 2 rễ chỉ vài %. Kết quả là, vườn cà phê của tôi lúc nào cũng cho năng suất cao nhất vùng, có thể đạt hơn 7 tấn/ha. Mấy năm gần đây cả vùng này đang bị dịch ve sầu nên năng suất kém hơn, nhưng cũng đạt 4 - 5 tấn/ha.

Thấy cà phê của tôi cho năng suất quá cao nên mọi người tìm đến hỏi thăm. Tôi một mặt truyền hết kinh nghiệm cho bà con, mặt khác bán cà phê giống. Nhưng quan điểm của tôi là bán cây giống phải đảm bảo chất lượng, cây giống bán cho bà con cũng được làm kỹ như nhà trồng. Đến nay, những vườn cà phê lấy giống của tôi vẫn cho năng suất cao hơn hẳn cà phê có nguồn giống không tuyển kỹ. Lâu lâu vẫn có cán bộ nông nghiệp ở tỉnh, huyện vào đây tham quan vườn cà phê của gia đình. Nói thật, tôi có thể nói chuyện cả ngày về cây cà phê. Chính vì vậy mà họ không tin là tôi chưa từng học qua trường lớp nào về nông nghiệp, về kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm