| Hotline: 0983.970.780

Cấp huyện trắng thú y thủy sản

Thứ Ba 20/03/2012 , 12:15 (GMT+7)

Công tác thú y thủy sản chưa đáp ứng nhu cầu, người dân thả giống như thả tiền xuống nước, thấp thỏm đợi ngày "trúng bạc"...

So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng thì Nam Định là địa phương có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) khá lớn. Thế nhưng công tác thú y thủy sản chưa đáp ứng nhu cầu phát triển NTTS. Người dân thả giống như thả tiền xuống nước, thấp thỏm lo âu đợi ngày "trúng bạc"...

Đánh bạc với trời

Huyện Mỹ Lộc có 800 ha NTTS nước ngọt, tập trung chủ yếu ở các xã Mỹ Thắng, Mỹ Tiến, Mỹ Tân... Năm 2011 do dịch bệnh trên thủy sản hoành hành nên sản lượng cá thương phẩm đạt thấp, nhiều hộ nuôi lâm cảnh thua lỗ, nợ nần.

Ông Trần Quốc Sáng ở thôn Thát Đoài, xã Mỹ Thắng thầu 10 mẫu ao đầm thả cá hơn chục năm nay. Từ năm 2008 trở lại đây, hầu như năm nào cá cũng bị bệnh. Cuối năm ngoái, chỉ sau một đêm toàn bộ khu đầm cá chết nổi trắng ao. Đau nhất là hàng tấn cá trắm đen (khoảng 3- 3,5 kg/con) chuẩn bị cho đợt thu hoạch vào dịp tết bị bệnh chết phải đem nấu cho lợn ăn, ước tính thua lỗ lên tới vài chục triệu đồng. Vợ chồng con cái ứa nước mắt vì bao nhiêu vốn liếng tiền của gia đình đầu tư tan thành mây khói.

"Sau khi cá trong đầm chết hàng loạt, ông đã báo cáo phòng NN- PTNT huyện, cán bộ thú y xã xuống kiểm tra, lấy mẫu. Song họ chỉ kiểm tra lâm sàng, thấy cá đỏ mình, bong vẩy... chẳng ai đoán được đó là bệnh gì", ông Sáng nói.

“Do lực lượng cán bộ thú y mỏng nên chúng tôi mới chỉ ưu tiên cho ở các huyện ven biển có diện tích NTTS lớn. Còn lại diện tích NTTS nước ngọt khi xảy ra dịch bệnh, người dân và chính quyền phải báo cáo lên chúng tôi mới xuống xử lý. Điều gay go là hầu hết các phòng NN- PTNT huyện đến nay vẫn chưa có thú y thuỷ sản”, ông Lã Viết Hiển.

Cũng như nhà ông Sáng, ông Trần Ngọc Thao nuôi cá từ những năm 1993, hầu như năm nào cá trong ao cũng bị bệnh chết; nhất là đầu m mùa mưa và dịp cuối năm. Nhiều thì chết vài ba tạ, ít thì vài yến. Những lần cá bị dịch, ông đành bó tay, hy vọng đợt nuôi sau may mắn hơn.

Vụ cuối năm ngoái là thua lỗ nặng nhất.  Hơn 300 con cá trắm cỏ từ 3 kg trở lên bị chết, ông đem cho hàng xóm làm thức ăn gia súc. Tuy nhiên ông Thao cũng chẳng báo cho thú y bởi: "Lâu nay đã báo nhiều lần  nhưng có giải quyết được vấn đề gì đâu. Cá nhà mình nuôi, tiền mình bỏ thì đành chấp nhận thôi, chờ thú y đoán được bệnh thì đã khuynh gia bại sản, nợ nần chồng chất rồi”.

Ông Vũ Đình Sĩ, trưởng thôn Thát Đoài cho biết: "Thôn tôi có hơn 50 hộ  NTTS với diện tích mặt nước hơn 90 ha. Vụ nuôi nào gần đây ao nào cũng bị dịch khiến cho nhiều gia đình lao đao vì cá. “Chúng tôi chỉ mong các cơ quan chức năng quan tâm hơn đến người dân, chỉ cần tìm ra bệnh và có phương pháp điều trị là chúng tôi sống rồi. Hiện người dân chỉ biết nuôi theo kinh nghiệm, còn dịch bệnh thì chẳng biết đường nào mà phòng nên rất hoang mang”, ông Sĩ nói.


Người NTTS lao đao vì cá mắc bệnh

Thiếu người, thiếu thiết bị

Theo ông Trần Tất Khúc, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Mỹ Lộc thừa nhận: "Gần đây người NTTS bị rủi ro cao do cá mắc nhiều dịch bệnh. Nhưng từ trước đến nay phòng NN- PTNT không có cán bộ phụ trách thú y thuỷ sản nên về mảng này đành bỏ trống. Chỉ khi nào dịch xảy ra rồi người dân báo lên thì chúng tôi mới biết, do không có chuyên môn nên không thể khắc phục được. Từ cuối năm ngoái huyện mới cho chỉ tiêu một công chức chuyên ngành thú y thuỷ sản. Xuống ao anh này cũng chỉ kiểm tra lâm sàng, chưa giúp gì đáng kể cho người dân.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lã Viết Hiển, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Nam Định cho biết: Từ khi ngành thuỷ sản sáp nhập với ngành NN- PTNT thì ở dưới địa phương, mảng thú y thủy sản chuyển về Chi cục quản lý nhà nước. Chi cục đã thành lập phòng thú y thuỷ sản. Tuy nhiên cán bộ chuyên môn quá ít, không đủ rải xuống các huyện. Với 4 người đảm nhiệm hàng vạn hecta mặt nước là không xuể. Hiện chúng tôi cán bộ cắt cử 3 người phụ trách thủy sản các huyện ven biển Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ.

Theo ông Hiển, Chi cục đang gặp khó khăn do thiếu trầm trọng trang thiết bị phục vụ chuẩn đoán, xét nghiệm bệnh thuỷ sản. Khi dịch bệnh xảy ra, cán bộ thú y chỉ biết lấy mẫu gửi ra viện nghiên cứu chẩn đoán, Chi cục không thể tự làm được. Để có kết quả xét nghiệm thời gian nhanh nhất cũng phải 2 ngày. Nên khi xảy ra dịch bệnh cán bộ thú y thuỷ sản  chẳng giúp được gì cho bà con ngoài việc khám lâm sàng.

Ngoài tăng cường nhân lực, để hệ thống thú y thuỷ sản làm tốt  công việc cần có hệ thống máy móc, trang thiết bị xét nghiệm virus, vi khuẩn, phân tích gen, kính soi, các loại máy phân tích yếu tố môi trường, nước… ước tính lên đến chục tỷ đồng. "Hiện nay tôi tham quan mô hình quản lý thú y thủy sản ở Quảng Ninh thấy họ được đầu tư hệ thống thiết bị với hàng chục tỷ đồng. Họ đã làm rất tốt công việc xét nghiệm các dịch bệnh thuỷ sản", ông Hiển cho biết.

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Trồng sầu riêng nghịch vụ, kiếm tiền tỷ mỗi năm

CẦN THƠ Một kỹ sư nông nghiệp có bí quyết xử lý sầu riêng nghịch vụ, tận dụng khoảng trống thị trường để bán được giá cao, mang về doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm