| Hotline: 0983.970.780

Chuyện lạ ở Quảng Ngãi: Bỗng dưng biết bốc thuốc chữa bách bệnh (!?)

Thứ Tư 11/05/2011 , 09:32 (GMT+7)

“Thầy đồng” Phương đang đọc thần chú bắt bệnh cho nhiều người

Hơn 1 tháng qua, nhiều người dân ở Quảng Ngãi đổ xô về tại khu vực núi Chùa, khu dân cư số 2, tổ dân phố 4, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) để tìm nhà “Cô đồng” vì thông tin xuất hiện một “thánh cô” được thần nhập, từ những tin đồn thổi thầy đồng chữa bách bệnh. Cả tháng nay nhà “thánh cô” này lúc nào cũng đông đúc người tứ phương về xem gia sự, xin thuốc và nhờ “thầy” chữa bệnh bằng nước lã, cho thuốc lá cây về uống hết bệnh ung thư và nhiều số bệnh khác...

Bốc thuốc trị bách bệnh?

Tin đồn thổi đã lan rộng trên địa bàn Quảng Ngãi. Trong căn nhà của “thầy đồng” đông đúc người đến để xin chữa bệnh.

“Thánh cô” tên thật là Phan Thị Phương (SN 1971), trú tại dân cư số 2, tổ dân phố 4, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Là con một gia đình thuần nông, học chưa hết lớp 5, những năm gần đây làm nhang (hương) để bán, chưa bao giờ làm nghề bốc thuốc hay các việc liên quan đến thuốc. Bỗng dưng, Phương “hóa thân” biến thành “thánh cô” có khả năng chữa bách bệnh đã làm xôn xao cả một vùng thị trấn mà bấy lâu nay chưa hề có.

Anh Đặng Văn Thương- chồng của chị Phương đang làm Ban quản lý chợ Châu Ổ cũng bỗng dưng nghỉ việc để ở nhà lo việc cơm nước, chở con đi học,... để tạo điều kiện thuận lợi cho chị Phương làm nghề bốc thuốc chữa bệnh. Anh Thương cho biết, từ 3 cái dong của 3 đứa nhỏ bị bỏ rơi “phá thai- PV) được vợ chồng anh chị là ân nhân đã phát hiện và chôn cất trước đây về “nhập” vào xác chị Phương. Bình thường thì chị Phương không “phán” được mà phải có con bé (người âm- PV) nhập vào thì mới nói được và bốc thuốc chữa bệnh. Giọng nói của chị Phương khác hẳn giọng nói bình thường mọi ngày. Anh Thương cho biết đó là giọng nói của con bé 6 tháng tuổi, giọng người Huế, vì bố của con bé là người Huế đang làm công nhân ở đây, còn mẹ nó là học sinh lớp 12, quê ở Châu Ổ, đã phá thai trong bụng khi nó 6 tháng.

“Thánh cô” ngồi trên ghế salon, với trang phục bình thường như mọi ngày; song miệng thì luôn nói: “Từ bi từ bi hỷ xả, hỷ xả từ bi”. Xung quanh là những “lá thuốc” và hương khói nghi ngút. Cách đoán bệnh và chữa bệnh của “thánh cô” rất đơn giản, chỉ cần hỏi người bệnh bị đau gì? đau ở đâu? hoặc cầm cây bút lông màu đỏ chỉ vào trán, quẹt vào cổ... của người bệnh rồi vẩy nước,... Rồi lấy cùng một thứ lá, một thứ nước trộn lẫn rồi xoa đều vào chỗ đau, ngồi khấn lầm rầm những tiếng của trẻ con giọng nói người Huế, sau đó là bốc cho người bệnh cùng một thứ thuốc, dù là đau bệnh gì. “Thánh cô” nhiều lúc đi lại, 2 tay dơ lên trời, đôi lúc ngửa mặt lên trời, nói bằng tiếng Huế và nhiều thứ tiếng khác rất lạ thường. 

Những lá cây thuốc được “thầy Phương” bứt về cho người bệnh uống chữa bách bệnh

Anh Nho- chồng của chị Cao Thị Thạnh (trú tại khu dân cư số 2, tổ dân phố 4, thị trấn Châu Ổ) cho biết, vợ anh với căn bệnh hiểm nghèo. Khi vào Bệnh viện Tai mũi họng ở TP Hồ Chí Minh khám thì có kết luận bị ung thư hạ họng. Vợ anh ăn uống rất khó khăn, nghe tin đồn nên vợ chồng anh đã tìm đến nhà chị Phương chữa bệnh. Chỉ tay về những thang thuốc, anh Nho nói: “Đó là bông ngủ sắc, lá vú sửa, me đất, bồ công anh, đu đủ đực, cây ngô non,... Chỉ mới uống thuốc này 10 ngày nhưng nay đã đỡ nhiều. Vợ tôi ăn uống bình thường, khoẻ ra trông thấy”.

Hay tin “cô đồng” khoe trong xóm có một người bị đau mắt rất nặng, chữa trị nhiều nơi không khỏi và phải đeo kính, “cô đồng” đã chữa khỏi 90% và không cần dùng kính. Chúng tôi đã tìm gặp người bị đau mắt đó (xin được giấu tên do yêu cầu của chồng người ấy).

Bà D. cho biết, mắt bà bị đỏ, nhức, bà đã đi khám và điều trị ở Quảng Ngãi nhiều lần, ở Đà nằng 4 lần và ở TP Hồ Chí Minh 2 lần nhưng không bớt. Bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh kết luận mắt bà bị ứ nước, sau khi bắn tia lade nhưng vẫn không khỏi, bà phải đeo kính theo y lệnh của bác sỹ. Nhưng cô Phương “bảo” mỗi ngày hái 9 đọt bù ngót (loại rau thường dùng để nấu canh- PV) sắc uống, lấy xác đắp lên mắt. Bà đã thực hiện sau 5 này thì bệnh đã gia giảm 70%. 

Chúng tôi hỏi thăm những người đến nhà “cô đồng” này thì đa số họ cho hay: Lâu nay chạy chữa cũng nhiều nhưng vẫn chưa khỏi, nay nghe nói có “thánh cô” nên cũng muốn thử xem sao, biết đâu lại hết bệnh. Có bệnh thì phải vái tứ phương chứ”. Bất cứ bệnh gì, “thánh cô” cũng cho một liều lượng thuốc giống nhau và bảo về sắc để uống. “thuốc này chữa bách bệnh”- “Thánh cô” quả quyết. Cũng không có dụng cụ gì để khám, cũng không bắt mạch cho bệnh nhân, phương pháp chủ yếu là nghe và... dùng bút lông màu đỏ sờ, quẹt vào chỗ đau rồi đọc thần chú “Từ bi từ bi hỷ xả, hỷ xả từ bi”,...

Thầy không lấy tiền thuốc nhưng có một đĩa công quả để “ai có lòng hảo tâm thì bỏ lộc vào đó”. Anh Thương- chồng “cô đồng” nói: “Đây là một điều huyền bí. Không lấy tiền người nghèo và học sinh. Tuỳ lòng hảo tâm, cứu dân đạo thế là chính”. Anh Thương cũng cho biết thêm, sắp đến “con bé” (ý nói cái dong của đứa nhỏ) sẽ đưa tôi đi tìm mộ các liệt sĩ ở các nơi. 

Vấn đề chúng tôi quan tâm là “thầy đồng” Phương chưa qua một lớp học đông y nào cả, việc chữa bệnh, bốc thuốc của vị “thầy đồng” này có căn cứ khoa học chăng? Liệu chăng đây là một trò lừa bịp, đánh vào tâm lý duy tâm của người dân?. Có người khẳng định là đã bớt bệnh nhưng có thấy ai bảo là hết hẳn bệnh đâu? Trong khi lời đồn thổi ngày càng lan rộng (!?)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm