| Hotline: 0983.970.780

Agribank - Sát cánh những 'cột mốc di động' giữa biển khơi

Thứ Năm 22/03/2018 , 08:01 (GMT+7)

Với những ngư phủ quanh bám biển mưu sinh, tàu đánh cá chính là báu vật. Tàu là nhà, ngư trường là “vùng mỏ”.

10-46-19_tuvothep_3
Nhờ được hậu thuẫn về vốn tín dụng của Agribank, hàng ngàn ngư dân đã yên tâm bám biển

Khi nếm trải sự cuồng nộ của sóng dữ, của phong ba bão tố ngoài khơi xa; đứng giữa làn ranh sự sống và cái chết, thứ duy nhất người ta có thể bám víu, đó là con tàu.
 

Con tàu là đầu cơ nghiệp

Hơn hai thập kỷ vươn khơi, anh Võ Tấn Cường (48 tuổi ở thôn Cổ Lũy, xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) chẳng thể nhớ nổi mình đã chứng kiến bao nhiêu vụ tai nạn chết người của ngư dân đánh cá. Những câu chuyện thương tâm khiến người nghe cảm thấy nhói lòng mà người đàn ông này kể không hề hiếm gặp. Bởi dường như, ghé thăm bất kỳ làng chài ven biển nào trên dải đất hình chữ “S”, ta dễ dàng bắt gặp những ngôi mộ gió (hay còn gọi là “mộ chiêu hồn”) nằm im lìm trên cát cháy, ghi tên phu biển bị sóng nhấn chìm không tìm thấy xác. Phía sau những khu mộ gió là những “làng góa bụa”, nơi có rất ít trai tráng, chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ nhỏ. “Biển bạc” là thế - vừa hấp dẫn đầy lôi cuốn bởi nguồn lợi hải sản vô giá, vừa tiềm tàng hiểm nguy.

Có một thứ mà bất cứ ngư dân nào cũng biết: Khi bước lên con tàu càng lớn, nguy hiểm càng nhỏ đi. Chỉ có điều, không phải ai cũng có phước phận ngồi tàu lớn vì chủ tàu không đủ tiền đầu tư.

Khởi nghiệp đánh bắt xa bờ ở ngư trường Bạch Long Vĩ (cách quê nhà hàng ngàn hải lý) từ năm 25 tuổi với con tàu 410CV từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), mỗi chuyến đi của anh Cường chẳng khác nào ra trận. Sóng to, gió lớn luôn rình rập, có thể ập tới bất cứ lúc nào. Nếu không may, “miệng” sóng sẽ nuốt chửng cả con tàu rồi nhấn chìm vào lòng biển. Nhưng với anh, khai thác hải sản là con đường làm giầu duy nhất. Sau nhiều năm làm ăn khấm khá, anh tiếp tục đóng mới thêm 2 con tàu (410CV).

Đến năm 2006, trong một đợt ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khi tàu đánh cá của mình suýt gặp nạn ở ngư trường Bạch Long Vĩ, anh Cường hoảng hồn và quyết định không “rỡn mặt với tử thần” bằng tàu công suất nhỏ nữa.

Anh Nguyễn Văn Đậu, Phó giám đốc Agribank chi nhánh huyện Tư Nghĩa, cho biết: Dư nợ tín dụng cho vay hoạt động đánh bắt hải sản đến cuối năm 2017 của Agrbank chi nhánh Tư Nghĩa là 1.050 tỷ đồng. Chúng tôi đang có dư nợ trên 200 tàu đánh bắt cá và tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, giải quyết được nhiều lao động. Mặc dù đây là hoạt động cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng nhờ đánh giá đúng năng lực kinh té của khách hàng, do đó tỷ lệ nợ xấu rất thấp.

Sau khi thanh lý tất cả tàu nhỏ, từ năm 2007 đến 2016, anh Cường lần lượt vay vốn Agribank chi nhánh Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) với tổng số tiền 13 tỷ đồng để đóng mới 4 con tàu công suất lớn (2 tàu công suất 910CV; 2 tàu công suất 870CV). Từ đó, gia đình anh yên tâm bám biển.

Anh Cường chia sẻ, đánh bắt hải sản bằng tàu lớn hiệu quả hơn nhiều tàu cá nhỏ. Do được trang bị các thiết bị và công nghệ hiện đại (máy dò cá, máy kéo lưới, hệ thống đèn chiếu sáng chuyên dụng…) nên tàu tiếp cận được những “mỏ” cá cực lớn. Một mẻ lưới có thể thu 7 – 8 tấn cá. Số cá này có thể bán luôn cho các tàu dịch vụ hậu cần ngay trên biển hoặc tích trữ lại trong kho lạnh rồi cập cảng cá ở đất liền mới bán (giá cao hơn).

Về bài toán đầu tư tàu cá, chị Trần Thị Ngọc Lan (vợ anh Cường) cho biết: Nếu không xảy ra tai nạn đáng tiếc trên biển, một tàu cá 910CV mỗi năm cũng thu được khoảng 5 - 6 tỷ đồng. Trừ chi phí dầu máy, số tiền còn lại chia 60% cho chủ tàu; 40% cho công nhân. Nếu trừ tiếp chi phí bảo trì tàu, khấu hao và ngư cụ, lãi suất ngân hàng, chủ tàu vẫn bỏ túi khoảng 2 tỷ đồng.

Đến nay, trong số 13 tỷ đồng vay Agribank, gia đình anh Cường đã trả được gần 80% (chỉ còn nợ 3 tỷ đồng). “Nếu không có nguồn vốn quý giá ấy của Agribank, chúng tôi không thể đổi đời như ngày hôm nay được”, anh Cường chia sẻ.
 

Chiếc tàu vỏ thép trong mơ

Trong chuyến công tác tại Quảng Ngãi, chúng tôi may mắn gặp được ông Nguyễn Văn Cư, thôn Phổ An, xã Nghĩa An (TP Quảng Ngãi), Giám đốc Công ty TNHH MTV Cư Lên, có thâm niên hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực khai thác hải sản. Trước đây, ông có 6 tàu khai thác cá ở ngư trường gần đảo Cát Bà (Hải Phòng). Tuy nhiên, nguồn lợi hải sản ven biển ngày càng suy giảm nên lợi nhuận từ 4 tàu cá nhỏ không ổn định như trước.

10-46-19_tuvothep_1
10-46-19_tuvothep_2
Nhờ có dòng vốn “khủng” của Agrbank, ông Nguyễn Văn Cư đã đóng được chiếc tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần nghề cá công suất 940CV

Người xưa có câu “sinh nghề tử nghiệp”. Sinh ra trong một gia đình 3 đời hành nghề đánh bắt cá, quá nửa đời người lênh đênh trên tàu, sóng gió biển khơi giống như duyên nợ với ông. Đã bước qua tuổi ngũ tuần, nhưng ông chưa muốn từ bỏ nghề đã nuôi sống và làm giàu cho gia đình mình. Chết nỗi, mấy đứa con của ông chẳng muốn theo nghiệp bố.

Qua 30 năm hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì “Tam nông”, Agribank được Đảng, Chính phủ ghi nhận là Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới, Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và phát triển cộng đồng…

Năm 2016, biết tin Ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Ngãi đang triển khai cho vay vốn ưu đãi để đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67 của Chính phủ, ông Cư quyết định bán mấy chiếc tàu cá nhỏ để trả nợ các khoản vay cũ, phần còn lại để thực hiện một giấc mơ to lớn hơn, đóng tàu vỏ thép làm dịch vụ hậu cần nghề cá.

Sau khi hoàn tất hồ sơ, thủ tục vay vốn đóng tàu theo hướng dẫn, nguyện vọng của ông được ngân hàng Agribank đáp ứng. Chiếc tàu mà ông đóng có công suất 940CV, tổng giá trị gần 15 tỷ đồng, trong đó ngân hàng cho vay 14 tỷ đồng. Lãi suất phải trả hàng tháng chỉ 0,1%. Đến nay, chiếc tàu này đã được hạ thủy. Ông Cư vui mừng khôn siết vì có người bạn “mình đồng ra thép” đồng hành đủ sức mạnh đương đầu với phong ba bão táp ngoài biển khơi.

“Con tàu này có thể chở được 200m3 dầu, 50m2 nước ngọt, 30 tấn đá lạnh, 3 tấn gạo và hàng tấn hàng hóa khác cùng 9 thủy thủ. Do nhu cầu lương thực, thực phẩm, năng lượng và nước ngọt của các đội tàu đánh cá trên biển rất lớn. Bởi vậy, nếu thuận buồm xuôi gió, chỉ khoảng 5 năm là tôi có thể trả hết tiền gốc và lãi cho ngân hàng”, ông Cư chia sẻ.

Với người đàn ông có làn da sạm đen vì cháy nắng, được ngồi trên con tàu vỏ thép để ra khơi là một vinh dự lớn. Nói một cách suồng sã thì “đời người oách thế là cùng”. Tất nhiên, trong thâm tâm vị Giám đốc Công ty TNHH MTV Cư Lên, ông không vay tiền đóng tàu để lấy oai, mà muốn tiếp tục vươn khơi bám biển, góp sức phát triển nghề khai thác hải sản của Việt Nam ngày càng hiện tại, hiệu quả bền vững.

Còn tôi thì thầm nghĩ, ở đâu có lá cờ đỏ sao vàng tung bay, ở đó có chủ quyền dân tộc. Ngư dân và tàu cá chính là những “cột mốc sống di động” giữa biển khơi. Khi ngư dân quay lưng với biển, nghĩa là chủ quyền quốc gia trên biển chẳng còn ý nghĩa. Những đồng vốn quý báu của Agribank đã tiếp thêm sức mạnh, ý chí và động lực để ngư dân kiên tâm bám biển, làm giàu cho quê hương.

Agribank là ngân hàng thương mại có quy mô lớn nhất hệ thống tổ chức tín dụng về tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ, mạng lưới (trên 2.300 chi nhánh và chi nhánh Campuchia), nguồn nhân lực (gần 40.000 cán bộ). Tổng tài sản Agribank đạt gần 1 triệu 200 ngàn tỷ đồng.

Thực hiện cho vay theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản, dư nợ cho vay của Agribank đến thời điểm cuối năm 2017 đạt 5.032 tỷ đồng, với 616 khách hàng. Số lượng tàu đóng mới và nâng cấp là 561 tàu, trong đó: đóng mới tàu dịch vụ là 98 tàu, tàu khai thác là 374 tàu và nâng cấp là 89 tàu. Tàu có công suất máy chính từ 400-800 CV là 272 tàu, trên 800CV là 344 tàu; tàu vỏ thép 133 tàu, tàu vỏ gỗ 424 tàu, tàu vỏ composite 59 tàu.

 

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm