| Hotline: 0983.970.780

Bão càn quét Đà Nẵng

Thứ Ba 15/10/2013 , 08:37 (GMT+7)

Tối 14 và rạng sáng 15/10, bão vào đất liền, trung tâm bão có gió mạnh từ cấp 11-12, giật cấp 13-14. Còn Quảng Nam, Thừa Thiên- Huế bão yếu hơn.

BÃO VÀO TRONG ĐÊM

Theo ông Lê Thanh Hải, PGĐ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, Đà Nẵng là trung tâm của cơn bão số 11. Tối 14 và rạng sáng 15/10, bão vào đất liền, trung tâm bão có gió mạnh từ cấp 11-12, giật cấp 13-14. Còn Quảng Nam, Thừa Thiên- Huế bão yếu hơn. Lúc bão vào cũng là lúc tại Quảng Nam, Đà Nẵng thủy triều lên cao. Trong đêm, lũ các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi lên báo động 2.


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, kiểm tra chỉ đạo tại Quảng Nam

Bên cạnh đó, bão vào trùng thời điểm gió mùa đông bắc tràn xuống, do đó mưa lớn xuất hiện nhiều nơi. Trong những ngày tới lượng mưa ở các tỉnh miền Trung - Bắc Tây Nguyên phổ biến từ 200 - 400ml. Trong đó, có một số nơi miền núi như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi phổ biến 400 - 600ml.


Bộ trưởng Cao Đức Phát, chủ trì cuộc họp khẩn tại Đà Nẵng

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chỉ đạo: Những vùng mưa lớn từ Hà Tĩnh vào Quảng Ngãi, các địa phương phải thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ, không được lơ là. Với các hồ chứa, nước về bao nhiêu xả bấy nhiêu, tuyệt đối không được xả thêm, tránh gây ngập cho vùng hạ du.

“Tâm bão đi qua Đà Nẵng, thì lực lượng công an phải điều tiết xe từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, bố trí xe khách dừng lại nơi an toàn, nơi đó có thức ăn, nước uống, không để hành khách đói. Đặc biệt, CSGT bố trí lực lượng chốt chặn những nơi xung yếu không cho xe đi qua”, Bộ trưởng nói.

17 giờ ngày 14/10, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có mặt tại tổ 68, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng chỉ đạo công tác sơ tán dân cư. Tại đây, có hơn 100 hộ dân ở theo dạng nhà liền kề. Bộ trưởng chỉ đạo địa phương phải sơ tán hết người dân trong đêm.


Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo sơ tán dân tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn

Đến 18 giờ cùng ngày, Bộ trưởng Cao Đức Phát có mặt tại khu neo đậu tàu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà. Bộ trưởng yêu cầu, UBND TP Đà Nẵng nhanh chóng đưa những người còn “cố thủ” trên thuyền lên bờ ngay.


Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo tại khu neo đậu tàu thuyền Thọ Quang

Cũng trong chiều 14/10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đến hiện trường thị sát cảnh tượng sạt lở khủng khiếp tại khu bờ biển thôn Trung Toàn, xã Tam Quan, Núi Thanh, Quảng Nam. Tiếp đó, đoàn kiểm tra đã đến khu vực cảng cá An Hòa, xã Tam Quang để kiểm tra việc tàu thuyền neo đậu trú tránh bão số 11.

Ngay sau khi khảo sát tại Núi Thành, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng lãnh đạo tỉnh đã vào Hội An, tiếp tục kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống bão số 11.


Cuối giờ chiều, đường phố Đà Nẵng vắng người qua lại, gió quật cây xanh ngã đổ

TẬP TRUNG CỐ THỦ

Ghi nhận của phóng viên NNVN tại địa bàn Quảng Nam, chiều 14/10, mưa kèm theo gió xuất hiện.

TP Hội An trưa 14/10, bão bắt đầu ảnh hướng tới bờ, với sức gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, mưa lớn bắt đầu trút xuống. Khu vực bãi biển An Bàng (TP Hội An) kéo dài tới TP Đà Nẵng, sóng biển đã bắt đầu đánh cao đến 2 m. Trên con đường từ Hội An về TP Đà Nẵng, mọi người đi lại rất khó khăn.

UBND TP Hội An cho biết, trong ngày 14/10 sẽ tiến hành sơ tán khoảng 1.200 khách du lịch đang lưu trú tại 10 khách sạn ven biển. TP cũng đã chỉ đạo dừng hoạt động các tuyến đò ngang.

Cũng tại TP Hội An, khu vực rừng dừa thuộc thôn 7, xã Vạn Thanh có hơn 500 tàu thuyền được vào neo đậu. Ngư dân cho biết: Từ chiều hôm qua đến nay, tất cả tàu thuyền của ngư dân Hội An, huyện Duy Xuyên… về đây trú ẩn.

Nắm được thông tin trung tâm của bão, ngay từ chiều 14/10, PV NNVN đã có mặt tại TP Đà Nẵng. Vào 14 giờ, TP Đà Nẵng bắt đầu xuất hiện gió mạnh cấp 5, cấp 6. Đến chiều tối gió giập cấp 7, cấp 8, mưa lớn. Trên nhiều tuyến phố, cây cối ngã đổ, người dân cố thủ hết trong nhà.

Theo UBND huyện Liên Chiểu, đến 19 giờ tối đã di chuyển hết 60.000 người dân sống dọc ven biển, trong đó nhiều nhất là sinh viên các trường ĐH và công nhân tại các KCN ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Quảng Nam: Di dời 6.000 hộ dân 

Sáng ngày 14/10, UBND tỉnh Quảng Nam đã tiến hành họp khẩn cấp với các huyện, thành phố để triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 11. Tại cuộc họp, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các địa phương di dời nhanh chóng khoảng 6.000 hộ dân ở vùng trũng ven biển. 

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam, vẫn còn 88 tàu cá cùng 2.605 lao động đang hoạt động trên biển. Tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các hồ chứa thủy điện A Vương vận hành điều tiết hạ mực nước hồ xuống cao trình 376 m; thủy điện Đăk Mi 4 hạ xuống cao trình 255 m trước 17 giờ ngày 14/10 để hạ dung tích phòng lũ và giảm lũ cho hạ du sông Vu Gia – Thu Bồn. 

Các huyện miền núi cắt cứ lực lượng canh gác, nghiêm cấm nhân dân lưu thông trên các tuyến đường thấp, lội suối tránh trường hợp xảy ra lũ ống cuốn trôi. Tại cuộc họp, các huyện đã báo cáo nhanh với UBND tỉnh Quảng Nam về biện pháp ứng phó.

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm