| Hotline: 0983.970.780

Báo Mỹ: Đài Loan muốn có vũ khí hạt nhân để thoát Trung?

Thứ Tư 06/12/2017 , 10:41 (GMT+7)

Khu vực Đông Á sẽ ra sao nếu Đài Loan có vũ khí hạt nhân?, nhận định của tờ Scout.com (SC) số ra đầu giờ sáng ngày 6/12 khi nói về mối lo ngại lớn nhất của Trung Quốc khi Đài Loan vẫn tiếp tục nuôi hy vọng chế tạo vũ khí hạt nhân.

Theo SC, nếu Đài Loan có bom nguyên tử thì khu vực Đông Á có thể sẽ xảy ra khủng hoảng an ninh nghiêm trọng bởi Trung Quốc lấy cái cớ tấn công, thu hồi hòn đảo này. Việc Đài Loan ngưng phát triển vũ khí hạt nhân là do sức ép từ phía đồng minh Mỹ, cho dù nó được Đài Bắc theo đuổi rất nhiệt tình từ đầu thập niên 60 ở thế kỷ trước.

07-36-21_1
Đài Loan có vũ khí hạt nhân gì đang là mối quan tâm của Mỹ và Trung Quốc

Về phần mình, Đài Loan cũng nhận thấy mối đe dọa từ phía người anh em đồng hương Lục Địa, khi mối bất hòa cũng như tham vọng của Trung Quốc không dừng lại, nhất là từ năm 1964 khi Trung Quốc tiến hành thử một thiết bị nguyên tử đầu tiên. Bởi vậy tham vọng có vũ khí hạt nhân của Đài Loan rất cháy bỏng để giúp đảo này đảm bảo chủ quyền và chế độ.

Ngược dòng lịch sử, từ năm 1967, Đài Loan đã từng khởi xướng chương trình chế tạo bom nguyên tử, trong đó Viện nghiên cứu năng lượng hạt nhân thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Chung-Shan được giao nhiệm vụ trực tiếp. Hai năm sau, Canada đã xuất khẩu một lò phản ứng hạt nhân nước nặng dùng cho mục đích nghiên cứu cho Đài Loan. Có tên là Lò phản ứng Nghiên cứu Đài Loan (TRR), chính thức hoạt động ổn định từ năm 1973. Sau đó, Đài Loan lên kế hoạch điều chế plutonium để chế tạo đầu đạn hạt nhân.

Chương trình hạt nhân của Đài Loan được Mỹ, quốc gia đồng minh theo dõi rất sát sao. Tuy nhiên, Mỹ lo ngại nếu Đài Loan có bom hạt nhân sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận, nên đã có những bước đi ngăn chặn chế tạo vũ khí này thông qua sự giám sát của CIA và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Mặc cho Mỹ và IAEA giám sát, Đài Loan vẫn tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân. Năm 1975, CIA phát hiện thấy Đài Bắc đang tiến hành chương trình hạt nhân và trong 5 năm tới tới họ sẽ có một đầu đạn hoàn chỉnh, còn IAEA thì cho rằng từ năm 1976 đến 1977, Đài Loan “còn nhiều điểm thiếu nhất quán giữa thực tế và báo cáo liên quan đến chương trình nghiên cứu hạt nhân”. Năm 1977 Mỹ một lần nữa phát hiện thấy những hoạt động đáng ngờ từ phía Đài Loan và một năm sau, Mỹ lại phát hiện tiếp, Đài Loan đang bí mật điều chế uranium để chế tạo vũ khí, và yêu cầu hòn đảo này chấm dứt ngay.

Do bị phát giác nhiều lần nên chương trình vũ khí hạt nhân của Đài Loan tạm đi vào hoạt động bí mật. Đến giữa thập niên 80, chương trình này lại được tái khởi động, và lần này Đài Loan đã bị phát hiện thấy có cơ sở tái điều chế uranium để phát triển vũ khí.

Trong lúc nước sôi lửa bỏng thì vào tháng 12/1987, theo trang tin Taiwannews.com.tw của Đài Loan, Đại tá Chang Hsien-yi, quan chức cấp cao trực tiếp phụ trách chương trình hạt nhân của Đài Loan cùng vợ con chạy sang Mỹ, theo dư luận thì đây là việc làm được CIA chống lưng. Những gì Chang Hsien-yi mang theo được dùng để chống lại chính quyền Đài Loan và do chứng cứ khoogn thể chối bỏ, buộc Đài Bắc tuyên bố ngừng vĩnh viến quá trình chế tạo bom hạt nhân vào năm 1988, khi đó dư luận cho rằng Đài Loan có thể hoàn thành bom hạt nhân đầu tiên trong vòng 1 hoặc 2 năm nữa.

Theo SC, Đài Loan chế tạo được loại bom gì hiện đang là câu hỏi được dư luận, nhất là Mỹ và Trung Quốc quan tâm. Giới thạo tin đưa ra hai khả năng: Một, vũ khí hạt nhân chiến lược có thể nhắm tới các mục tiêu như cầu cảng, sân bay và trụ sở chính trong lục địa, để hạn chế cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Đài Loan trong trường hợp hai bên xảy ra chiến tranh. Nó được cho là lắp trên tên lửa tầm ngắn Ching Feng, có hình dáng rất giống như tên lửa Lance của Mỹ.

Và hai, khả năng tồi tệ hơn, Đài Loan có thể đã phát triển một quả bom lớn hơn, hủy diệt cả thành phố, nhắm vào Bắc Kinh, nhưng điều này khó xảy ra vì nó cần phải một máy bay ném bom. Ngay cả Israel nơi có công nghệ tên lửa tầm xa và máy bay để tải bom nguyên tử cũng chưa nghĩ đến điều này.

07-36-21_2
Đại tá Chang Hsien-yi người nắm giữ nhiều bí mật về chương trình hạt nhân của Đài Loan

(Theo Scout.com-12/2017)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.