| Hotline: 0983.970.780

Virus cúm gia cầm H5N1 lây sang người tệ hơn cả Covid

Thứ Tư 08/03/2023 , 10:48 (GMT+7)

Các chuyên gia y tế đang hết sức quan ngại về chủng virus cúm gia cầm H5N1 độc lực cao, khi nó có tỷ lệ tử vong tới 53% ở số người bị lây nhiễm.

Một con gà trống bị nhốt trong lồng tại một trang trại  ở Austin, Texas (Mỹ) hôm 23 tháng 1 năm 2023, giữa lúc ngành chăn nuôi gia cầm đang bị khủng hoảng do dịch cúm gia cầm tiếp tục lan rộng. Ảnh: Getty

Một con gà trống bị nhốt trong lồng tại một trang trại  ở Austin, Texas (Mỹ) hôm 23 tháng 1 năm 2023, giữa lúc ngành chăn nuôi gia cầm đang bị khủng hoảng do dịch cúm gia cầm tiếp tục lan rộng. Ảnh: Getty

Động thái mới nhất được gióng lên hồi chuông cảnh báo trong bối cảnh dịch cúm gia cầm vẫn tiếp tục lan rộng trên toàn cầu. Trong đó chủng virus được gọi là H5N1 hay thường gọi là dịch cúm gia cầm đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong năm qua, gây ra một "đại dịch" lây lan giữa các loài động vật.

Thảm họa này đang góp phần gây ra tình trạng khủng hoảng thiếu trứng thương mại ở nhiều quốc gia, giết chết một lượng lớn động vật hoang dã và động vật nuôi công nghiệp cùng hàng trăm con người.

Đúng như tên gọi của nó, các triệu chứng cúm gia cầm giống như cúm bao gồm sốt cao, ho, đau họng, đau nhức cơ, tiêu chảy và viêm phổi. Virus này không chỉ lây lan dễ dàng mà còn có thể gây ra bệnh nặng và có tỷ lệ tử vong cao ở người, thậm chí cao hơn nhiều so với COVID-19 .

Tính từ năm 2003 đến nay đã có 873 trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 ở người, tuy nhiên thống kê cho thấy 53% số ca lây nhiễm đã tử vong, tương đương với một số đợt bùng phát dịch Ebola. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong của COVID ước tính chỉ là 1%, còn cúm theo mùa là 0,1 đến 0,2%. Giới chuyên gia cho rằng, các tỷ lệ này có thể thay đổi theo bối cảnh, bởi vậy chúng không phải lúc nào cũng là thước đo rủi ro tốt, tuy nhiên nó cũng cho nhân loại biết được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.

Thời gian qua, tình hình lây lan của cúm gia cầm H5N1 đã báo động cho các chuyên gia y tế công cộng. Một số người đã kêu gọi các chính phủ dự trữ vacxin cúm cho tất cả các chủng và bắt đầu thử nghiệm lâm sàng các biện pháp phòng vệ mới nhằm chống lại mầm bệnh. Cuối tháng 2 vừa qua, tiến sĩ Sylvie Briand, giám đốc Cơ quan Phòng chống dịch bệnh và đại dịch tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mô tả tình hình là "đáng lo ngại", đặc biệt là sự gia tăng các ca nhiễm bệnh ở động vật có vú, đồng thời kêu gọi tăng cường cảnh giác từ tất cả các quốc gia.

Cụ thể, tại Peru, các quan chức y tế đã xác nhận cái chết của 585 con sư tử biển vào giữa tháng Hai. Tính đến ngày 3/3, con số tử vong đã tăng lên gần 3.500 con, chiếm khoảng 3,3% tổng số sư tử biển trong cả nước. Ngoài ra virus H5N1 cũng khiến 63.000 con chim, bao gồm cả bồ nông, chim ưng và chim cốc chết hàng loạt.

Các quốc gia lân cận cũng bị ảnh hưởng, bao gồm cả Argentina, nơi đã phát hiện trường hợp đầu tiên tại một trang trại nuôi gà công nghiệp vào ngày 1/3, và chính phủ đã phản ứng bằng cách đình chỉ ngay lập tức tất cả hoạt động xuất khẩu gia cầm.

Cùng thời điểm, nhiều quốc gia khác từ Tây Ban Nha đến Chile, Estonia và Scotland đều xác nhận các trường hợp lây nhiễm cúm H5N1. Tại Mỹ, 47 tiểu bang đã trải qua các đợt bùng phát cúm gia cầm trong năm qua, dẫn đến gần 60 triệu con gia cầm bị tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), mầm bệnh này không phải là mới khi nó từng xuất hiện ở Ý vào năm 1878 được mô tả một "bệnh dịch gia cầm" có thể là H5N1. Mãi đến năm 1955, virus này mới được chính thức xác định là virus cúm typ A. Đến năm 1996, phân nhóm H5N1 lần đầu tiên được xác định ở ngỗng nuôi tại miền Nam Trung Quốc với một đợt bùng phát ở người xảy ra ở Hồng Kông vào năm sau khiến 18 người bị nhiễm bệnh và 6 người tử vong.

Kể từ đó, các chuyên gia y tế đã nhận thức sâu sắc rằng, H5N1 có thể gây rắc rối lớn nếu nó lây lan rộng và “không có gì phải nghi ngờ cúm gia cầm có thể gây ra một đại dịch ở người” một khi virus tiến hóa gây đột biến…

Viễn cảnh này không đơn thuần chỉ là suy đoán bởi điều tương tự đã xảy ra với SARS-CoV-2, virus gây ra COVID-19 và lây nhiễm cho nhiều người hơn trong quá trình biến thể. Ví dụ, phân tích di truyền của một đợt bùng phát dịch tại một trang trại chồn ở Tây Ban Nha vào tháng 10 năm ngoái cho thấy, virus này đã phát hiện ra ít nhất một đột biến dễ lây lan từ động vật có vú sang động vật có vú. Kết quả là gần 52.000 con chồn tại cơ sở này đã buộc phải tiêu hủy ngay lập tức, bởi chồn cũng có hệ hô hấp tương tự như con người...

Hồi đầu năm nay, nhà virus học Tom Peacock (Đại học Hoàng gia London) từng cảnh báo: "Đây là một cơ chế rõ ràng để đại dịch H5 bắt đầu. Có một điều chắc chắn là virus càng lưu hành nhiều ở động vật thì càng có nhiều nguy cơ với con người”.

Tuy nhiên rất may mắn là cho đến nay, sự lây truyền của virus cúm từ động vật sang người được ghi nhận là “rất hiếm”, mặc dù tỷ lệ tử vong tương đối cao. Ông Peacock cho biết: “Chúng tôi hiểu khá rõ về mức tối thiểu cần thiết để những virus này trở thành đại dịch và có khá nhiều đột biến xảy ra cùng lúc, nhiều đột biến trong số đó rất hiếm gặp trên thực địa, nhưng lưu ý rằng nhiều ca lây nhiễm ở người có khả năng bị bỏ sót, đặc biệt là những trường hợp nhẹ, không có triệu chứng hoặc ở những nơi không có sẵn phương tiện xét nghiệm. Hơn nữa, sự tái tổ hợp - sự đồng nhiễm giữa virus cúm gia cầm và người - có khả năng cho phép virus cúm gia cầm dễ gây một số đột biến ngay lập tức. Trên thực tế, một số đại dịch trước đây có thể đã bắt đầu do sự tái tổ hợp giữa virus cúm gia cầm và virus cúm ở người".

(Salon; NYT)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.