| Hotline: 0983.970.780

'Vựa lúa' châu Á đang bị đe dọa

Thứ Tư 22/03/2023 , 09:28 (GMT+7)

Các chuyên gia cảnh báo Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam– ba nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu có thể gặp nguy hiểm nếu không áp dụng các biện pháp canh tác bền vững.

Nguyên nhân là do tình trạng khai thác quá mức nguồn nước ngầm, cùng với biến đổi khí hậu đã khiến cho các phương pháp canh tác lúa gạo truyền thống trên khắp châu Á gặp rủi ro.

Hơn 90% lượng gạo trên thế giới được sản xuất và tiêu thụ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters

Hơn 90% lượng gạo trên thế giới được sản xuất và tiêu thụ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters

Theo giới chuyên gia về khí hậu, mức độ căng thẳng sẽ khác nhau giữa các quốc gia trong vùng ngay cả khi lũ lụt và hạn hán được dự kiến ​​sẽ xảy ra với tần suất và cường độ ngày một lớn hơn. Điều đó có nghĩa là tin xấu đối với Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam cũng như phần còn lại của thế giới.

Các vùng đồng bằng lớn như Việt Nam, Bangladesh và Myanmar – những nước sản xuất lúa gạo lớn sẽ phải đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn và lũ lụt nhiều hơn và do đó sẽ cần phải chuyển sang sản xuất các giống lúa có khả năng chống chịu lũ lụt và nhiễm mặn.

Ông Tharman Shanmugaratnam, đồng chủ tịch Ủy ban toàn cầu về Kinh tế nước, kiêm Bộ trưởng cấp cao và Bộ trưởng điều phối các chính sách xã hội Singapore cho biết: “Cho dù đây không phải là dấu chấm hết đối với việc trồng lúa ở châu Á, nhưng các tập quán canh tác hàng thế kỷ hiện đã đạt đến giới hạn. Hiện toàn vùng đã đều khai thác nước ngầm quá mức, trong khi những khu vực khác phải đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn ngày càng tăng”.

Nhiều mùa vụ vừa qua, nông dân ở miền bắc Ấn Độ đã phải sử dụng nguồn điện trợ giá để khai thác nước phục vụ canh tác lúa, khiến mực nước ngầm sụt giảm nghiêm trọng.

Ông Tharman cho biết, nông dân trồng lúa cần phải được khuyến khích áp dụng các biện pháp như tưới tiêu thông minh – giúp giảm thiểu việc sử dụng nước bằng cách đo lường một cách khoa học – và sản xuất lúa chịu lũ và chịu hạn. Ngoài ra, việc đưa các loại cây trồng ít sử dụng nước hơn có thể là một lựa chọn thay thế.

Mô hình kỹ thuật cho thấy, các quốc gia như Trung Quốc và các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể sẽ chuyển từ nhà xuất khẩu lương thực ròng sang nhập khẩu lương thực vào năm 2050 do khan hiếm nguồn nước.

Bên cạnh việc chuyển sang các phương thức canh tác bền vững hơn, các nhà khoa học cũng đang ủng hộ việc thay đổi chế độ ăn uống để ngăn chặn việc khai thác đất đai quá mức.

Ông Biraj Patnaik, một nhà hoạt động vì quyền thụ lương thực ở Nam Á, cho biết: “Chúng tôi phải đa dạng hóa giỏ thực phẩm của mình để giảm sự phụ thuộc vào gạo và lúa mì”.

Một nông dân đi trên bờ ruộng cánh đồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam vào tháng 2 năm 2023. Ảnh: AFP

Một nông dân đi trên bờ ruộng cánh đồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam vào tháng 2 năm 2023. Ảnh: AFP

Trên quy mô thế giới, theo Ủy ban toàn cầu về Kinh tế nước, khoảng 700 tỷ USD trợ cấp đang được giành cho việc giảm thiểu tiêu thụ nước quá mức và các hành vi gây nguy hiểm cho môi trường khác.

Ông Johan Rockström, giám đốc Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam, đồng chủ tịch của Ủy ban cho biết, cứ mỗi một độ nóng lên toàn cầu làm tăng thêm khoảng 7% độ ẩm cho chu trình nước, dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn.

Bằng chứng là đợt lũ lụt năm ngoái ở Pakistan đã nhấn chìm 1/3 diện tích của nước này và tàn phá nền nông nghiệp và chăn nuôi, đẩy quốc gia Nam Á đến bờ vực khủng hoảng nợ khi dự trữ ngoại hối giảm mạnh. Hay đợt lũ lụt theo mùa ở Malaysia đã cướp đi sinh mạng ít nhất 4 người và hơn 40.000 người phải rời bỏ nhà cửa, và đẩy giá hàng hóa lên cao.

Các chuyên gia khí hậu cảnh báo, châu Á đặc biệt dễ bị tổn thương hơn các châu lục khác do mật độ dân số cao và cơ chế đối phó thiên tai kém hơn so với các châu lục khác. Mặc dù vậy, trận lũ lụt lớn ở Đức vào năm 2021 cho thấy ngay cả các nước phát triển cũng thường thiếu sự chuẩn bị trong việc đối phó với biến đổi khí hậu.

Ủy ban Toàn cầu về Kinh tế nước cảnh báo, nhân loại đã không nhận ra rằng các dòng sông, nước ngầm và luồn hơi nước trong khí quyển đã vượt qua các ranh giới quốc tế, và do đó các nguồn tài nguyên này cần phải được coi là lợi ích chung toàn cầu.

(SCMP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm