| Hotline: 0983.970.780

Bệnh sương mai giả hại dưa

Thứ Ba 06/12/2011 , 09:26 (GMT+7)

Bệnh sương mai giả do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra. Bệnh có thể gây hại trên tất cả các bộ phận của cây dưa, từ gốc, thân, cành, lá cho đến hoa trái. Nhưng triệu chứng của bệnh được thể hiện rõ nhất trên lá.

Trên lá, ban đầu vết bệnh là những đốm hình đa giác hơi vàng, những vết đốm này được giới hạn bởi các mạng gân lá, nằm rải rác hoặc nằm dọc các gân lá. Sau chuyển dần sang mầu nâu nhạt, xám bạc. Nếu thời tiết phù hợp (ẩm độ không khí cao, đất ẩm thấp, thời tiết hơi lạnh…), bệnh sẽ lây lan rất nhanh, trường hợp bị hại nặng, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau thành từng mảng làm cho lá bị vàng, khô cháy, lụi tàn và rụng sớm. Nếu ẩm độ cao, chỗ bị bệnh có thể bị thối nhũn, phía dưới chỗ vết bệnh sẽ xuất hiện một lớp nấm mốc màu xám trắng xốp (nhìn như sương muối). Bệnh có thể lây lan sang cả thân, cành và hoa trái.

Nấm gây bệnh tồn tại ngay trên tàn dư của cây bị bệnh ở vụ trước trên đồng ruộng, đây là nguồn bệnh rất quan trọng ban đầu để lây truyền cho vụ sau. Để hạn chế tác hại của bệnh, bà con có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo Nông nghiệp VN số 242 ra ngày 06/12/2011)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất