| Hotline: 0983.970.780

Bí kíp giữ 'tuổi xuân trẻ mãi không già' cho vườn bưởi

Thứ Hai 24/10/2016 , 09:06 (GMT+7)

Nhiều vườn bưởi ở khu vực phía Bắc chỉ "thọ" được chừng 10 năm là phải chặt bỏ để tái canh vì thoái hóa, sâu bệnh. Nhưng nông dân xã Song Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) có bí kíp để khiến cây bưởi... trẻ mãi không già.

1 sào bưởi, lãi 50 triệu đồng

Chỉ có 2 sào ruộng trồng bưởi Diễn, nhưng lão nông Nguyễn Văn Vói (77 tuổi, ở thôn Mồ Cây, xã Song Phượng) thu về mỗi năm hơn 100 triệu đồng. Năm 2004, xã Song Phượng vận động nhân dân chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao. Ông Vót cải tạo lại khu ruộng vàn cao để trồng bưởi với mật độ 35 gốc/sào (mật độ trồng khá dầy so với tiêu chuẩn). Giữa 5 gốc bưởi Diễn, ông Vói trồng xen 1 một gốc bưởi đường.

15-56-11_buoi-dien-1
Ông Vót bên vườn bưởi sai trĩu quả
 

Năm đầu tiên, cây bưởi con hút dưỡng chất từ đất bùn bổ sung từ lúc trồng. 4 năm liên tiếp sau đó, ông Vói gom rơm tươi, băm nhỏ rồi phủ lên toàn bộ bề mặt đất (độ dầy khoảng 5cm) để tạo độ phì, độ mùn.

Ngoài ra, chủ vườn còn xay 70kg bột đậu tương ngâm trong nước khoảng 3 tháng, sau đó hòa lẫn 50kg phân lân để bổ sung dưỡng chất cho 70 gốc bưởi. Thời điểm bón là trước khi cây ra hoa khoảng 1 tháng (bón dứt điểm 1 lần). Nhờ vậy thân, cành bưởi rất mập, bản lá to, dầy, xanh non. Hiện tại, vườn bưởi của ông đã được 14 năm tuổi, cho năng suất rất cao.

Khoảng 4 năm trở lại đây, 2 sào bưởi của ông Vót cho thu hoạch khoảng 4.000 quả bưởi/vụ/năm. Dù được bán với giá 40.000 đồng/quả, khách hàng vẫn rầm rập đặt mua. Bởi, quả bưởi có vỏ màu vàng sáng bắt mắt và mỏng, múi bưởi mọng nước, vị ngọt đậm, hương thơm đặc trưng.
 

“Tắm rửa” thân cây

Ông Vót bật mí, việc trị nấm mốc trên thân cây bưởi rất quan trọng. Bởi nếu để lâu ngày, bệnh sẽ lây lan và phá hủy vỏ cây, khiến cây bị khô dần và chết. Bởi vậy, khi thấy dấu hiệu của bệnh nấm mốc, cần lấy xơ mướp hoặc bàn chải nhúng nước và đánh sạch nấm mốc. Khi cây được “tắm rửa” sạch sẽ, các vi khuẩn có hại cũng hết nơi trú ngụ.

15-56-11_buoi-dien-2
Ông Vót bên vườn bưởi sai trĩu quả
 

Thứ nữa, việc tỉa cành, tạo tán cho cây bưởi cũng rất quan trọng. Theo kinh nghiệm, cần tỉa bớt các cành già cỗi, còi học hoặc sâu bệnh, giữ lại một số chồi non mọc trên thân để thay thế. Không cắt chồi mọc ra từ ngọn, bởi đó là vị trí mà hoa bưởi ra tập trung.

“Muốn cây ra sai quả, hãy trồng xen bưởi diễn với bưởi đường hoặc bưởi chua theo tỉ lệ: 5 cây bưởi diễn với 1 cây bưởi đường. Khi hai loại bưởi trên thụ phấn chéo, tỷ lệ đậu quả sẽ cao hơn hẳn”, ông Vót nói.

Kẻ thù lớn nhất quả bưởi là ruồi vàng đục quả. Bởi vậy, cần phải mua túi ni lông bọc bên ngoài để bảo vệ. Phương pháp này cũng giúp cây tránh được ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào quả. Bưởi có màu vàng sáng đều, hình thức bắt mắt.

Kỹ thuật trồng bưởi trên được ông Vót phổ biến tại các hội nghị của xã, từ đó, đông đảo nông dân học tập, ứng dụng. Theo bà Tạ Thị Hải, PGĐ Hợp tác xã nông nghiệp Song Phượng, tổng diện tích trồng bưởi của toàn xã đạt khoảng 38ha. Nhiều vườn bưởi có tuổi đời hàng chục năm nhưng vẫn xanh tốt và đạt năng suất, chất lượng cao, đem lại thu nhập lớn cho nông dân.

Ngoài những kỹ thuật trồng bưởi mà ông Vót chia sẻ, bà Hải tiết lộ thêm: Những vườn bưởi được bao bọc xung quanh bởi tường gạch hoặc hàng cây chắn gió bao giờ cũng cho năng suất cao hơn vườn bưởi trồng ở khu vực thoáng đãng. Bởi, cây bưởi ra hoa và phát triển quả vào những tháng mưa bão, khi gió mạnh thổi, quả bưởi rất dễ bị rụng.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm