| Hotline: 0983.970.780

Cảng Quy Nhơn tắc luồng, đồ gỗ xuất khẩu khốn đốn!

Thứ Năm 23/11/2017 , 07:30 (GMT+7)

Sau bão số 12, luồng hàng hải cảng Quy Nhơn (Bình Định) bị 8 chiếc tàu hàng chìm trong bão ngáng đường, tàu có trọng tải lớn không thể ra vào cảng. Hàng hóa thông qua cảng Quy Nhơn lâm cảnh “nội bất xuất ngoại bất nhập”.

Trong khi đó, đây đang là mùa xuất khẩu (XK) chính của đồ gỗ Bình Định. Cả ngàn “công” (container) đồ gỗ của gần 100 DN đang nằm “chết gí” ở cảng hoặc trong kho.

12-24-01_1
Luồng hàng hải cảng Quy Nhơn đang bị tắc

Từ ngày 9/11, Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn chỉ cho phép khai thác luồng hàng hải tạm thời trong điều kiện thời tiết bình thường. Thời gian cũng hạn chế, chỉ từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày đối với tàu có mớn nước tối đa đến 7m. Đồng nghĩa chỉ cho phép các tàu trọng tải nhỏ của Việt Nam lưu thông trong luồng hàng hải, còn các tàu hàng có trọng tải lớn đưa hàng từ nước ngoài về hoặc “ăn” hàng XK thì không thể ra vào cảng Quy Nhơn.

Sự thể này đã làm ách tắc hoạt động XK của ngành hàng gỗ, đồng thời các DN SX đồ gỗ XK không thể nhận được nguyên phụ liệu mua từ nước ngoài về để SX. Theo ông Trần Lê Huy, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), hiện các DN đang tồn lượng hàng rất lớn. Hàng đã đóng vào “công” thì “nằm ì” ở cảng, còn tại kho các DN thì hàng tồn đọng ngập tràn, nhiều DN không còn chỗ để chứa hàng. Những “công” hàng đang nằm “chết gí” ở cảng thì DX còn phải gánh chi phí lưu kho lưu bãi.

“Mùa SX đồ gỗ XK chính vụ ở Bình Định có 3 tháng, từ tháng 11 năm nay đến tháng 1 năm sau. Tại thời điểm này, bình quân mỗi tháng các DN SX được 1.000 “công” hàng. Thế nhưng cảng Quy Nhơn bị tắc luồng nên hàng XK không đi được. Dù vậy, các DN vẫn cứ phải SX để đủ lượng hàng cung ứng theo hợp đồng nên lượng hàng tồn đọng càng chồng chất, các DN khốn đốn”, ông Trần Lê Huy cho hay.

12-24-01_2
Dù hàng chưa xuất được nhưng các DN vẫn phải SX để đủ lượng hàng cung ứng cho khách theo hợp đồng

Đến cả “ông lớn” trong ngành chế biến đồ gỗ XK của Bình Định như Cty CP Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt đóng trên địa bà phường Bùi Thị Xuân (TP Quy Nhơn) mà cũng phải long đong khi số lượng lớn hàng đang bị “giam” tại cảng Quy Nhơn. “Hiện Cty chúng tôi có lượng hàng có thể đóng đầy khoảng 200 “công” đang nằm trong kho, vì tàu đưa “công” trống vào “ăn” hàng không được vào cảng Quy Nhơn. Cty chúng tôi có diện tích kho rất lớn, thế nhưng hiện đã chật kín. Đang là mùa mưa bão, hàng ứ trong kho cũng dễ bị ẩm mốc, hư hỏng, đừng nói chi hàng nằm ngoài trời”, ông Đỗ Xuân Lập, Giám đốc Cty Tiến Đạt, chia sẻ.

Sự thể trên không chỉ làm ách tắc hoạt động của các DN SX đồ gỗ ở Bình Định, mà còn làm khó cho các đối tác tiêu thụ hàng ở châu Âu hoặc Mỹ. Bởi khi hợp đồng mua hàng, các đối tác đã tính toán chi li lộ trình tiêu thụ. Trước khi hàng về đến nơi, các đối tác đã rầm rộ mở chiến dịch quảng cáo giới thiệu sản phẩm.

Một khách hàng châu Âu của Cty Tiến Đạt tính toán: “Thông thường, sau khi “ăn” hàng tại cảng Quy Nhơn, hàng tiếp tục lưu cảng Cát Lái hoặc Sài Gòn; sau đó lại lưu kho tại Singapore, rồi tiếp tục được bốc lên tàu sang châu Âu, mất 45 ngày. Về đến nơi, hàng tiếp tục được lưu kho 15 ngày nữa, tính ra mất khoảng 2 tháng, vừa chạm thời gian bán hàng cao điểm của ở châu Âu từ tháng 3 đến tháng 5/2018. Bây giờ hang đã được xếp vào container mà cứ bị nằm tại cảng thế này không biết đến bao giờ mới về được đến nhà”.

Ông Đỗ Xuân Lập lo lắng: “Nếu tình trạng luồng hàng hải ra vào cảng Quy Nhơn bị tắc kéo dài đến tháng 12 thì hàng sẽ về không kịp mùa bán hàng của các đối tác. Mà qua mùa bán hàng thì họ sẽ hủy hợp đồng không nhận hàng nữa. Khi ấy các DN SX đồ gỗ ở Bình Định càng lao đao”.

12-24-01_3
Hàng tồn đọng nhiều trong kho dễ dẫn đến ẩm mốc
“Trước tình hình trên, FPA Bình Định vừa có văn bản kiến nghị gửi UBND tỉnh Bình Định và Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn đề nghị sớm có giải pháp thông luồng ra vào cảng Quy Nhơn để lượng hàng đồ gỗ XK của các DN nhanh chóng được giải phóng”, ông Trần Lê Huy cho biết.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm