| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Trên 1.800 hội viên nông dân được vay để phát triển sản xuất

Thứ Hai 31/03/2025 , 19:18 (GMT+7)

KIÊN GIANG Qua 6 tháng triển khai cho vay không tài sản đảm bảo, trên 1.800 hội viên nông dân tỉnh Kiên Giang được vay hơn 155 tỷ đồng từ KienlongBank để phát triển sản xuất.  

Chiều 31/3, tại TP Rạch Giá, Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang phối hợp với Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) tổ chức hội nghị sơ kết chương trình cho vay không tài sản đảm bảo đối với hội viên nông dân có hoạt động trồng lúa trên địa bàn tỉnh.

Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang phối hợp với Ngân hàng TMCP Kiên Long tổ chức hội nghị sơ kết chương trình cho vay không tài sản đảm bảo đối với hội viên nông dân để phát triển sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.  

Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang phối hợp với Ngân hàng TMCP Kiên Long tổ chức hội nghị sơ kết chương trình cho vay không tài sản đảm bảo đối với hội viên nông dân để phát triển sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.  

Chương trình được 2 bên ký kết triển khai từ tháng 9/2024, nhằm phối hợp giải quyết nhu cầu cấp thiết về vốn của hội viên, góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng quy mô, nâng cao đời sống cho hội viên và thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương. Theo đó, hội viên Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang được vay không tài sản đảm bảo với hạn mức cho vay lên đến 100 triệu đồng, thời gian vay tối đa 60 tháng, kỳ trả nợ linh hoạt và lãi suất vay chỉ từ 10,5%/năm.

Bà Lê Thụy Thùy Tiên, Giám đốc Khu vực 1, kiêm Giám đốc Chi nhánh Rạch Giá KienlongBank cho biết, sau 6 tháng triển khai chương trình, các địa phương đã thành lập được 170 tổ vay vốn, với 1.830 hội viên nông dân được vay vốn, tổng số tiền đã giải ngân là 155,4 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã giúp giải quyết nhu cầu sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo điều kiện nâng cao thu nhập.

Chương trình đến nay đã được triển khai trên địa bàn 13/15 huyện, thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang, gồm huyện Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, thành phố Rạch Giá và Hà Tiên. KienlongBank có 15 điểm giao dịch nhằm tiếp cận trực tiếp các hội viên nông dân trên địa bàn và giải quyết các thủ tục vay vốn thuận tiện, nhanh chóng kịp thời.

Ông Đỗ Trần Thịnh, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Kiên Giang cho biết, đây là chương trình thiết thực, có sự phối hợp giữa các đơn vị kinh doanh của KienlongBank và Hội nông dân các cấp, giúp hàng ngàn nông dân được tiếp cận nguồn tài chính ưu đãi, chi phí hợp lý, thủ tục đơn giản, nhanh chóng kịp thời để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần đẩy lùi tín dụng đen, vay nóng, vay nặng lãi ở nông thôn.

Qua 6 tháng triển khai chương trình cho vay không tài sản đảm bảo, KienLongBank đã giải ngân 155,4 tỷ đồng cho 1.830 hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang vay phát triển sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Qua 6 tháng triển khai chương trình cho vay không tài sản đảm bảo, KienLongBank đã giải ngân 155,4 tỷ đồng cho 1.830 hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang vay phát triển sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Tại hội nghị, các đại biểu đề nghị chương trình nên mở rộng đối tượng được tiếp cận nguồn vốn vay, như hội viên có hoạt động nuôi trồng thủy sản, cây ăn trái, chủ thể OCOP… thay vì chỉ trồng lúa như hiện nay.

Về kế hoạch trong thời gian tới, chương trình đặt mục tiêu đến hết tháng 6/2025 đạt mức giải ngân từ 200 tỷ đồng và đến cuối năm 2025 đạt từ 400 tỷ đồng trở lên. Dư nợ lũy kế giải ngân từ khi ký kết hợp tác đến hết năm 2025 đạt mức dư nợ 500 tỷ đồng, với khoảng 7.000 hội viên nông dân được tiếp cận nguồn vốn vay.

Xem thêm
Rào cản với AI

Chuyên gia chỉ ra vấn đề này và khuyến nghị không nên đầu tư AI dài hạn gây lãng phí, mà cần thử nghiệm trên phạm vi nhỏ, nếu có hiệu quả mới nhân rộng.

Bảo vệ quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Trách nhiệm của mỗi cá nhân và tổ chức

Trục lợi quỹ BHTN gây thất thoát lớn, đe dọa an sinh. Siết chặt kiểm tra, xử lý nghiêm minh là giải pháp cấp bách để bảo vệ quyền lợi người lao động.

Mong chính sách tín dụng linh hoạt hơn cho lĩnh vực nông nghiệp

Cần Thơ Các địa phương, doanh nghiệp kiến nghị giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nhất là Đề án một triệu hecta lúa chất lượng cao.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.