| Hotline: 0983.970.780

Câu chuyện hãi hùng!

Thứ Sáu 29/03/2013 , 09:31 (GMT+7)

Ngồi đối diện với chúng tôi qua chiếc bàn nhỏ kê ở sân nhà với những người thân nhưng anh Đỗ Văn Hiền vẫn chưa hết bàng hoàng, khiếp sợ vì những gì đã xảy ra với mình và những người cùng hội trong chuyến đi rừng kinh hoàng vừa mới xảy ra.

Ngồi đối diện với chúng tôi qua chiếc bàn nhỏ kê ở sân nhà với những người thân nhưng anh Đỗ Văn Hiền (sinh năm 1988, ở thôn Chay, xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch -Quảng Bình) vẫn chưa hết bàng hoàng, khiếp sợ vì những gì đã xảy ra với mình và những người cùng hội trong chuyến đi rừng kinh hoàng vừa mới xảy ra.

Đập vào đầu cho đến chết

Anh Hiền quê ở Bến Tre, sau Tết Quý Tỵ ra quê vợ để lo việc cúng giỗ cho bố vợ. Xong việc định quay về Bến Tre nhưng thấy mọi người đi tìm trầm hương nên xin đi theo một chuyến thử vận may. Nhóm của anh Hiền gồm 5 người đi vào rừng tìm trầm sau đó nhập thêm với 2 hội khác nữa tổng cộng là 15 người, dựng trại nghỉ trong rừng. Ngày 22/3, do hết lương thực nên 7 người trong nhóm được “phái” ra khỏi rừng về đồng bằng mua gạo mang vào.

Đến khoảng 8 giờ sáng, trong khi anh Hiền cùng 6 anh em đang nghỉ trong trại (1 người đã ra ngoài đi hái rau) thì một nhóm 3 người lạ mặt tìm đến. Trong đó có người mang theo khẩu súng AK và bịt mặt, một người cầm cuộn dây dù, người khác ném đá xối xả vào lán. Sau trận ném đá, 3 người lạ lớn tiếng gọi tất cả mọi người trong lán ra bên ngoài xếp hàng. “Nếu chống cự sẽ bị bắn” - người mang súng quát.

Nhóm lạ mặt trói rồi dẫn 7 người đi sâu vào rừng. Khoảng 3 giờ chiều, 3 người lạ dừng lại nấu cơm ăn và hiện nguyên hình toán cướp tống tiền. Một tên trong nhóm lớn tiếng: “Chúng bay phải nộp mỗi người 15 triệu đồng thì mới được tha”. Anh Hoàng Văn Hà nói sẽ về nhà lấy tiền đến nộp. Khoảng 6 giờ tối, bọn chúng đưa cơm đến cho anh Hà ăn, cho hút thuốc và đưa đèn pin để về nhà lấy tiền chuộc mang đến.

Sau khi anh Hà ra về, nhóm bắt cóc trở mặt đánh đập những người còn lại không thương tiếc. “Lúc đó, bọn chúng trói tay mọi người lại và vòng dây qua cổ, cựa quậy là bị dây thít cổ. Vì vậy khi bị đánh không ai có thể kháng cự được. Khi thấy bọn chúng không để ý, tôi liền nói với anh Trị và anh Sáu rằng tôi sẽ thoát ra rồi sẽ cứu anh em nhưng mấy anh không đồng ý vì sợ bọn chúng sẽ bắn chết những người còn lại” - anh Hiền kể.

Im lặng một hồi như để qua cơn tức nghẹn, anh Hiền kể tiếp: “Đến khoảng 2 giờ đêm, chúng dựng mọi người dậy và cho hút thuốc. Tôi giả vờ ngủ say không dậy. Sau khi hút xong, bọn chúng dắt anh Sáu đi ra một đoạn. Một lát sau tôi nghe tiếng bịch bịch như tiếng gậy đập vào đầu người. Vì ban đêm nên tiếng nghe rõ lắm và có người đổ vật xuống.


Anh Đỗ Văn Hiền: “Chắc chắn bọn chúng dùng cây đánh vào đầu mỗi người đến chết”

Tiếp đó, anh Trị, anh Thắng và các anh khác lần lượt bị bọn chúng đưa vào rừng và cũng nghe tiếng đánh đập như trước. Đến khi chúng dẫn anh Trương Thanh Hiền đi và sau tiếng “bịch” nghe tiếng anh Hiền hét rất đau đớn “Ê chết thôi trời ơi...” rồi im ắng. Lúc đó, đèn pin dọi sang chỗ tiếng hét, tôi lần mở được dây trói và vùng dậy chạy. Lúc đó tôi chỉ cố chạy thật nhanh. Một lát đã không nghe thấy tiếng hét đuổi theo, ánh đèn pin dọi nữa”.

Hiền đi mải miết trong rừng. Nhưng do chưa đi rừng lần nào nên anh không xác định được phương hướng nên cứ đi vòng tròn và lạc vào ngôi lán cũ mà trước đó mọi người đã nghỉ lại. Đi thêm nữa lại đến đúng lán mà bọn bắt cóc dựng lên. Quan sát quanh lán, anh thấy một đống đất mới được đắp cao, bên trên có phủ mấy cành cây vừa bị chặt, xung quanh nhiều vết máu. Biết là mấy anh em trong nhóm đã bị chúng giết chết nên anh chỉ biết khóc rồi khấn mong anh quay về được nhà để báo tin.

“Đói và mệt nên tôi quyết định xuống khe nước xuôi về hy vọng gặp người đi rừng nhờ đưa về. Đến gần trưa, bất ngờ tôi chạm trán với nhóm 3 tên cướp đó. Cách nhau khoảng chừng 10 m. Nghe tiếng hô: "Thằng đó đó, bắn chết nó đi” và tiếng cản: "Ở đây gần bản bắn lộ đó". Tôi quên hết mệt, băng chạy ngược lên, chạy như điên. May sao, chạy khoảng hơn giờ đồng hồ thì gặp được mấy anh em gùi gạo lên trại tôi mới hoàn hồn tin là mình đã sống. Tôi bảo họ gọi điện ngay cho anh Hà bảo mấy anh em đã chết và nói anh quay về đừng vào rừng nữa mà mắc nạn, anh Hiền nghẹn giọng lại.

Nước mắt bi thương

Cạnh nhà anh Đỗ Thanh Hiền khoảng 300m dọc theo con đường là nhà chị Hoàng Thị Hòe (vợ của nạn nhân Đinh Văn Trị). Đã ngớt tiếng khóc than nhưng không khí tang tóc vẫn bao trùm lên ngôi nhà nhỏ. Bà con hàng xóm đến chia buồn cũng ngồi lặng lẽ trước sân nhà.

Chị Hòe và ba đứa con nhỏ như dúi vào nhau nghẹn lời trước bàn thờ. Chị nhỏ người, lại hay ốm đau nên hầu như lo chuyện cơm gạo cho cả nhà chỉ nhờ vào những chuyến đi rừng của anh Trị. Nay trụ cột gia đình không còn, chị Hòe nghẹn đắng lau nước mắt: “Không biết rồi tui còn nuôi nổi ba đứa con tuổi ăn học này không", giọng chị ngắc nghẹn giữa chừng. Tiếng mấy người hàng xóm an ủi: “Thôi lo chuyện cho anh cái đã. Còn có chi còn bà con, hàng xóm”.

Chị Hòe cũng cho hay khi nghe tin chồng bị bắt và họ đòi tiền chuộc 15 triệu đồng đã vội chạy vạy khắp làng vay sấp vay ngửa cả vàng lẫn tiền mặt để đưa cho anh Hà mang đi nộp với hy vọng chồng được thả về rồi làm lụng trả nợ. “Ai ngờ, gặp phải quân ác như quỷ dữ...” - chị Hòe nói trong tiếng nấc.


Bốn mẹ con chị Hoàng Thị Hòe bên bàn thờ anh Trị

Chúng tôi về thôn Minh Tiến (xã Quảng Minh), vào nhà chị Hoàng Thị Lệ (35 tuổi, vợ nạn nhân Trương Thanh Hiền). Bà con hàng xóm đến đông để an ủi gia đình nhưng ai cũng bó gối ngồi yên lặng. Thắp nén nhang cho chồng, chị Lệ và hai người con nhỏ ngồi thụp xuống nền nhà lau nước mắt.

Chị Lệ kể: Buổi sáng ngày 24/3, anh có gọi điện về nói là bị người Lào kè (bắt) lấy hết gạo, thực phẩm nên phải về Quảng Trị mua gạo lên đi tiếp. Chỉ nói ngắn gọn như vậy rồi tắt máy. Đến hôm sau thì nghe hung tin.

Chị Lệ tất tả chạy vạy vay đủ tiền để cho anh Hà mang vào nộp cho nhóm bắt cóc. Trong đoàn đi trầm còn có anh Hoàng Công Hậu (là em trai chị Lệ) nên cũng đã biết rõ được sự việc nên báo tin dữ cho chị gái của mình. Anh Hậu cũng là người tham gia vào rừng tìm thi thể của những người xấu số mai táng tại rừng và thuê xe chở về quê. "Năm người chúng chôn chung dưới hố đất. Khi đưa lên thấy ai cũng bị đập vào vùng đầu” - anh Hậu cho biết.

Khẩn trương truy bắt các đối tượng

Thượng tá Đinh Văn Lưu - Phó Trưởng phòng Phòng chống tội phạm ma túy - BĐBP tỉnh Quảng Bình cho biết đơn vị đang phối hợp với BĐBP tỉnh Quảng Trị truy bắt 3 đối tượng đã gây án.

BĐBP tỉnh Quảng trị đã có thông báo chính thức về vụ việc. Theo thông tin ngày 25/3, Đồn biên phòng Làng Ho (Lệ Thủy, Quảng Bình) nhận được tin báo với nội dung ngày 23/3 có 15 người quê ở xã Quảng Minh và Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch vào khu vực bản Cha Lỳ, xã Hướng Lập (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) tìm trầm và gỗ sưa.

Nhóm này bị 3 người lạ mặt có một súng tiểu liên AK đến khống chế, trói lại và bắt 7 người sang khu vực khe Tà Băng, thuộc cụm bản Ca Phai, huyện Sê Pôn, tỉnh Savẳnnakhệt, Lào để đòi tiền chuộc. 

Năm người đã bị giết chết là Đinh Xuân Thân (33 tuổi), Trần Văn Trị (34 tuổi), cùng trú ở xã Quảng Sơn; Nguyễn Văn Thắng (45 tuổi), Nguyễn Văn Sáu (23 tuổi) và Trương Thanh Hiền (37 tuổi) cùng trú ở xã Quảng Minh và hai người nữa (đã thoát về được) là anh Đỗ Văn Hiền và Hoàng Văn Hà.

Qua điều tra, Bộ đội biên phòng Quảng Bình xác định địa điểm 5 người đi trầm bị giết cách biên giới Việt - Lào khoảng 700m về phía Lào. Và theo nhận định ban đầu, đây là vụ giết người cướp của và bắt giữ người để đòi tiền chuộc. Hiện chưa thể xác định các đối tượng gây án là người Việt hay người Lào, nhưng các đối tượng này rất thông thuộc địa hình hai bên biên giới ở khu vực xảy ra vụ án.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm