| Hotline: 0983.970.780

Chủ nhân cỗ máy “4 trong 1”

Thứ Ba 23/04/2013 , 10:56 (GMT+7)

Nhằm "bắt" máy làm đất "kiêm nhiệm" luôn việc chọc lỗ để gieo hạt bắp, Trần Quang đã mất khá nhiều ngày đêm mày mò, suy ngẫm, thử nghiệm…

Đến với nghề trồng bắp chưa lâu, nhưng Trần Quang, nông dân ở ấp Bình Xuân 1, xã Xuân Phú (Xuân Lộc, Đồng Nai) đã nổi tiếng nhờ mày mò làm ra cỗ máy “4 trong 1” phục vụ đắc lực cho công việc. Và anh cũng được biết đến là người đầu tiên làm lò sấy bắp.

Nhất cử lưỡng tiện

Cây bắp mới được bắt đầu phát triển ở xã Xuân Phú từ năm 2005. Đến khoảng năm 2008, 2009 mới phát triển mạnh ở xã này. Là một nhà nông năng động, dù đã từng được biết tới là một nông dân SX lúa giỏi, Trần Quang cũng sớm mạnh dạn chuyển từ lúa sang bắp trong vụ ĐX. Nhà anh làm tới 3 ha bắp. Khi thu hoạch xong, khâu cắt hết cây bắp để làm vệ sinh đồng ruộng kịp SX lúa HT thu mất khá nhiều thời gian, công sức.


Trần Quang đang xem xét lại 1 chi tiết của cỗ máy “4 trong 1”.

Để khắc phục vấn đề này, Trần Quang mua một cái máy cắt cỏ của Nhật, loại hàng second hand. Nhưng cái máy này đem cắt thân cây ngô thì năng suất kém, mà lại ngốn xăng quá. Từ đó, anh quyết tâm mày mò tự chế một cái máy chuyên dùng cho canh tác ngô, từ khâu gieo trồng cho tới khâu làm vệ sinh đồng ruộng.

Để làm được cái máy “đa di năng” ấy, Trần Quang đã mất khá nhiều thời gian, bởi cái máy mà anh muốn bắt nó phải làm nhiều việc như thế, vốn chỉ được thiết kế để một công việc duy nhất là làm đất. Nhằm "bắt" máy làm đất "kiêm nhiệm" luôn việc chọc lỗ để gieo hạt bắp, Trần Quang đã mất khá nhiều ngày đêm mày mò, suy ngẫm, thử nghiệm…

Năng suất làm việc cao, lại không “đòi hỏi” nhiều chi phí nuôi dưỡng, nên máy “4 trong 1” của Trần Quang đã nhanh chóng nổi danh. Nhiều người trồng bắp ở huyện Xuân Lộc và các nơi khác trong tỉnh Đồng Nai đã rủ nhau đến tìm hiểu cỗ máy của Trần Quang và học làm theo. Qua đó, ít nhiều góp phần vào việc nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trong SX bắp.

Cuối cùng, anh đã nghĩ ra cách bỏ 2 cái bánh xe cao su ra, và lắp vô đó 1 khung bánh xe bằng sắt. Khoảng giữa 2 vành bánh xe là 30 cm, bằng với khoảng cách giữa 2 luống bắp. Trên mỗi vành bánh xe, anh cho hàn những cái “răng”, khoảng cách mỗi răng từ 20 - 25 cm (bằng với khoảng cách giữ 2 cây bắp trên cùng 1 luống). Nhờ vậy, khi cho máy lăn bánh trên ruộng, cứ mỗi lần lăn là những cái răng này sẽ tạo nên 4 hàng lỗ, và người trồng bắp chỉ còn mỗi việc gieo hạt vô đó.

Việc bắt máy làm đất kiêm cả  thu dọn vệ sinh sau khi thu hoạch bắp thì gian nan hơn nhiều. Trần Quang đã bỏ ra khá nhiều thời gian đi tới các vựa ve chai, những chỗ bán đồ lạc-xoong (đồ cũ), tìm mua những cái đầu cơ chuyển xướng được lấy ra từ những động cơ xe đã hỏng. Rồi lại mất khá nhiều ngày lắp vô, tháo ra, chỉnh chỗ này, sửa chỗ nọ…

Cuối cùng, Trần Quang đã thành công trong việc bắt cái máy làm đất tận dụng ngay năng lực xới đất của nó để có thể phát dọn thân cây bắp một cách ngon lành. Không chỉ cắt thân cây bắp thành thạo, máy còn làm luôn việc băm nhỏ thân bắp. Đúng là nhất cử lưỡng tiện. Ngoài 3 chức năng làm đất, chọc lỗ tỉa hạt và phát dọn thân cây bắp, Trần Quang còn nghiên cứu và thành công trong việc bắt cái máy này làm nhiệm vụ bơm tưới nước cho ruộng bắp. Máy “4 trong 1” là như thế.

Tìm hiểu về hiệu quả làm việc và hiệu quả kinh tế của cỗ máy “4 trong 1” này so với lao động thủ công, thì thấy Trần Quang đã không uổng phí công sức một chút nào. Nếu làm thủ công, trong 1 buổi, 1 người chỉ có thể chọc lỗ tỉa hạt cho chừng 1 công ruộng (1.000 m2). Còn nếu dùng cái máy này, cũng ngần ấy thời gian, 1 người điều khiển dư sức chọc lỗ để tỉa hạt cho 10 ha.

Nhờ đó, gia đình Trần Quang cũng như các thành viên trong Liên minh các CLB năng suất cao Xuân Tiến (mà Quang là chủ nhiệm) đã có thể gieo hạt bắp kịp thời vụ, lại giảm được rất nhiều công lao động. Tính ra tiết kiệm chi phí đầu vào được 1 triệu đ/ha. Còn ở khâu phát gốc cây bắp, nếu như 1 người làm cật lực cả ngày chỉ chặt và băm nhỏ thân cây bắp trên 1 công đất, thì cái máy có thể làm ngon lành 2 ha ruộng bắp.

Đã thế, nuôi máy lại rẻ hơn khá nhiều so với tiền công thuê người phát dọn cây bắp. Vì khi làm 2 ha ruộng, máy chỉ ngốn chừng 2 lít dầu, tương đương với khoảng trên 70 ngàn đồng. Còn nếu thuê người phát gốc cây bắp, mỗi 1 công lao động phải trả ít nhất là 150.000 đồng.

Sấy bắp, sấy chuối

Ngoài cỗ máy “4 trong 1”, Trần Quang còn được người trồng bắp gần xa biết tới là người đầu tiên nghĩ ra việc sấy bắp. Bắp vốn có ẩm độ cao hơn lúa, nên mất khá nhiều thời gian phơi. Nếu trời nắng to, cũng phải mất 3 ngày phơi. Còn trời thiếu nắng có khi phải phơi cả tuần lễ.


Trần Quang bên lò sấy bắp.

Trước đó, Trần Quang đã lặn lội về miền Tây học hỏi và trở về tự thiết kế một cái lò sấy lúa. Lò làm từ năm 2006. Thời gian đầu, khi sử dụng có nhiều trục trặc. Lại phải mày mò cải tiến tới lui, cuối cùng, anh đã có được cái lò sấy như ý khi trong suốt quá trình sấy, chẳng cần phải đảo mà lúa không bị cháy, có độ khô đồng đều. Khi làm lò sấy bắp.

Lúc tôi rời nhà Trần Quang, anh cũng lấy xe đi đâu đó. Khi ấy, trời bỗng nổi mưa to. Những hộ gần nhà Trần Quang cuống cuồng chạy ra đậy điệm, thu dọn mang bắp vào trong nhà để khỏi ướt. Còn anh vẫn ung dung phóng xe đi lo công việc, bởi hàng tấn bắp đã nằm gọn trong lò sấy rồi. Lúc ấy, mới thấy sự mạnh dạn nghiên cứu, mày mò chế tạo và sử dụng máy móc trong SX, thu hoạch, bảo quản nông sản đã giúp anh an nhàn hơn hẳn hộ vẫn chỉ biết dùng sức người là chính.

Trần Quang cũng dựa trên cơ sở ấy, nhưng có sự cải tiến để phù hợp với hạt bắp, đặc biệt là bí quyết điều tiết năng lượng đưa qua ống thép vào lò sấy. Từ khi làm thành công lò sấy bắp, mỗi mẻ sấy (8 tấn/mẻ), Trần Quang chỉ mất 8 - 12 tiếng đồng hồ. Nhờ vậy, với 3 ha bắp, mỗi ha đạt năng suất bình quân 10 tấn, anh chỉ mất vài ngày là sấy xong.

Từ khi làm thành công lò sấy bắp, Trần Quang có thêm khoản thu nhập đáng kể bởi anh được mời đi tư vấn, chuyển giao công nghệ làm lò sấy bắp ở nhiều nơi, ra tới tận ngoài Bình Thuận, Quảng Ngãi. Không những thế, một cơ sở làm chuối khô xuất khẩu ở Gia Tân (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã mạnh dạn đặt hàng Trần Quang làm cho họ một lò sấy chuối. Trước đây, chuối chỉ được làm khô bằng cách phơi ngoài trời nắng. Phơi kiểu này rất mất thời gian vì phải 15 ngày mới khô 1 quả chuối mà lại mất vệ sinh. Để rút ngắn thời gian, các cơ sở làm chuối khô đã đốt lửa than để hơ chuối, nhưng lại rước khói độc ngấm vào chuối.

Khi Trần Quang nghiên cứu, chế tạo thành công lò sấy chuối, thời gian sấy chỉ còn 24 - 30 giờ/mẻ (công suất 1,3 - 1,5 tấn/mẻ). Hơi nóng lại được đưa qua ống thép vào lò sấy nên không độc hại. Nhờ đó, khi cơ sở này liên kết với Cty VINAMIT để xuất khẩu chuối sấy sang châu Âu, đã được khách hàng chấp nhận liền.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất