| Hotline: 0983.970.780

Chương trình xây dựng nông thôn mới: Vốn đâu?

Thứ Năm 10/06/2010 , 10:40 (GMT+7)

ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam): "So với mấy chục tỷ USD làm đường sắt cao tốc thấy vốn cho nông thôn nhỏ bé quá"

Xung quanh việc cân đối vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010- 2020 vừa được Thủ tướng phê duyệt, trao đổi với NNVN, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định sẽ đảm bảo vốn theo tiến độ, trong khi ngược lại một số ĐBQH tỏ ý nghi ngờ.  

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: Sẽ rót đúng tiến độ

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định, xây dựng NTM nằm trong tổng thể tương đối dài, lồng ghép với nhiều chương trình, dự án khác. Trong Chương trình được Thủ tướng phê duyệt đã thể hiện điều ấy. Có những nội dung trong đó đã bố trí vốn rồi, và có những cái đang làm rồi, như quy hoạch, rồi làm đường đến xã, vốn trái phiếu Chính phủ đã phát hành và đã làm được khá rồi, giờ ta lồng ghép nó lại, hệ thống hóa nó lại để làm một cách tổng thể, bài bản thôi.

“Đương nhiên khi tính toán thì cân đối vốn để thực hiện theo từng giai đoạn một. Vì nó nằm trong một tổng thể dài nên cân đối dần, từng bước một, chứ không phải làm ngay một lúc. Theo Nghị quyết TƯ7 và Chương trình được Thủ tướng phê duyệt thì làm từng giai đoạn 5 năm, 10 năm”- Bộ trưởng Vũ Văn Ninh khẳng định.

Bộ trưởng cho rằng, ngoài việc cân đối vối cho Chương trình xây dựng NTM đảm bảo tiến độ, với các chương trình, đề án khác thực hiện Nghị quyết TƯ7 về Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn việc bố trí vốn cũng được Bộ Tài chính làm rất tích cực, chứ không như một số ý kiến nói. Hiện vốn cho các chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết TƯ7 rất lớn, có danh mục cụ thể.

Khẳng định như vậy, nhưng trả lời câu hỏi liệu Bộ Tài chính có luôn luôn đáp ứng đủ vốn không? Bộ trưởng Vũ Văn Ninh lại nói: “Nói là lúc nào cũng đủ vốn thì khó đấy. Quan trọng là mình chủ động trong việc xây dựng lộ trình, rồi từ đó cân đối”.  

ĐB Danh Út (Kiên Giang): Cứ đến khâu vốn là tắc

ĐB QH Danh Út phấn khởi: “Tôi chưa được xem văn bản, nhưng hôm qua đọc Báo NNVN thấy Thủ tướng đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là tôi rất mừng. Chính phủ quan tâm Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn như thế, là ĐBQH tôi rất đồng tình. Và tôi mong rằng chủ trương đó sớm được triển khai. Nếu thực hiện đầy đủ nông thôn, nông dân, nông nghiệp sẽ phát triển.

Tuy nhiên nói về nguồn vốn cho chương trình, ĐB Danh Út tỏ ra lo lắng: “Đây là một chương trình tổng hợp, đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Nhưng tôi e bố trí vốn hàng năm không đầy đủ. Chương trình thì có rồi, mọi thứ chuẩn bị hết rồi, cứ đến vốn là tắc. Giống hệt như các chương trình mục tiêu quốc gia đã và đang thực hiện. Có chương trình đề ra từ năm 2000, mục tiêu phấn đấu đến 2006 là xong, nhưng không xong vì thiếu vốn lại chuyển đến 2010, rồi 2010 cũng không xong, giờ chuyển đến 2015”.

ĐB Danh Út cho rằng, nhiều chương trình chúng ta đặt ra còn nóng vội, với mục tiêu rất lớn, thí dụ như XĐGN, nhưng vốn lại quá ít, nên không đạt được mục tiêu cũng là dễ hiểu. Chương trình 135 cũng thế, 15 năm nay rồi chưa xong. Lúc đầu đầu tư 500 triệu/xã/năm, tăng lên 700 triệu, nay đưa lên 1,3 tỷ, nhưng cũng chỉ đủ để làm một con đường nhỏ là hết tiền rồi. Đến nay còn 1.834 xã chưa hoàn thành chương trình.

“Những cái đó phải rút kinh nghiệm cho chương trình NTM. Nếu Bộ trưởng Vũ Văn Ninh khẳng định phân bổ đủ vốn theo tiến độ thì tốt quá. Tôi lo, nếu chương trình NTM tiếp tục rơi vào “vết xe đổ” như những chương trình trước đây thì càng mất uy tín với đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc, nói mà không làm”- ĐB Danh Út nói.  

Ngô Văn Minh (Quảng Nam): Không đủ vốn QH phải xem xét trách nhiệm     

ĐB Ngô Văn Minh nói: “Tôi vừa đọc trên Báo NNVN đăng việc Chính phủ phê duyệt Chương trình NTM. Mừng. Nhưng tôi cho rằng Chính phủ ban hành hơi chậm so với tiến độ thực hiện Nghị quyết TƯ7. Qua những nội dung phê duyệt mà báo đăng, tôi vẫn băn khoăn nguồn vốn. Vẫn biết có những nội dung TƯ đầu tư toàn bộ, có  những cái lồng ghép, lại có những cái vận động dân đóng góp. Nhưng vốn của TƯ có cấp đủ không. Chính phủ phê duyệt rồi thì phải bố trí vốn. Nếu chậm trễ về vốn, không đảm bảo tiến độ phải làm rõ trách nhiệm của Chính phủ”.

“ Tôi đã nhiều lần phát biểu trước QH và rất nhiều ĐB đồng tình là phải tập hợp cho tốt tất cả nguồn lực để đầu tư làm xoay chuyển tình hình nông thôn thì bộ mặt của Việt Nam sẽ lên ngay. Người ta nhìn vào sẽ khác hẳn. Không có chỗ này một lũy tre làng xơ xác, chỗ kia là một cánh đồng mía lởm khởm. Rồi đường tới đâu văn minh tới đó, điện tới đâu ánh sáng tới đó, giao thương thuận lợi, bà con đỡ vất vả, không có đường người bệnh khiêng bộ đến trạm xá đã chết rồi. Chương trình NTM mà thành công sẽ làm bộ mặt đất nước khác hẳn”- ĐB Ngô Văn Minh tin tưởng.

Bớt cho Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn một ít

Liên quan đến vốn đầu tư cho Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn tôi lại nghĩ về việc đầu tư cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Tôi rất băn khăn. Dự án thì đẹp như thế, đến lúc thực hiện không biết có tiền không. Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT khẳng định là đầu tư làm ĐSCT thì vốn cho các chương trình, đề án khác không giảm. Nếu đầu tư ĐSCT mà vốn cho các chương trình để thực hiện Nghị quyết TƯ7 giảm thì không nên. Thực tế hiện nay, thực hiện Nghị quyết TƯ7 có nhiều cái cân đối vốn chậm lắm. (ĐB Danh Út – Kiên Giang) 

Nếu chúng ta đàm phán với Nhật hay các tổ chức thế giới tài trợ cho dự án ĐSCT Bắc – Nam thì tôi mong muốn được đi theo để năn nỉ họ, hoặc cho Bộ trưởng NN-PTNT đến đàm phán với họ là chuyển một ít vốn để làm đường giao thông miền núi, vùng sâu vùng xa. Tôi biết vốn Chương trình NTM vẫn có, nhưng so sánh số vốn cho nông thôn với dự án làm ĐSCT lên tới mấy chục tỉ USD mới thấy nó bé nhỏ qúa. Bớt một tí thôi. Nhật Bản chuyển giao công nghệ tàu cao tốc cho Việt Nam sao không chuyển giao cho tôi một ít máy móc, thiết bị hiện đại SX phân bón, rau sạch, đánh bắt chế biến thủy hải sản…phục vụ nông dân? (ĐB Ngô Văn Minh - Quảng Nam)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm