| Hotline: 0983.970.780

Đặc sắc “công chúa” cà chua Hồng Đào

Thứ Ba 12/11/2013 , 10:12 (GMT+7)

Cà chua là giống cây trồng ưa vùng đất có khí hậu ôn đới mát mẻ, chẳng thế mà nhiều vùng ở Lâm Đồng từ lâu đã được mệnh danh là miền đất quanh năm của cà chua.

Cà chua là giống cây trồng ưa vùng đất có khí hậu ôn đới mát mẻ, chẳng thế mà nhiều vùng ở Lâm Đồng từ lâu đã được mệnh danh là miền đất quanh năm của cà chua.

Vào mùa thu hoạch, trong mảnh vườn 2.000 m2 đất của ông Đỗ Phú Tú ở Quản Lập, Đơn Dương chen chúc “rừng” cà chua 6.000 gốc, với các chùm trái sai lúc lỉu, chín đỏ có, chín hồng có, mà xanh cũng có… mọc chi chít suốt chiều cao của thân cây.

Trồng 2.000 m2 lãi 120 triệu

Tất cả đều là Hồng Đào, một giống cà chua mới của Cty Syngenta VN. Quả đúng như tên gọi, các trái cà chua căng mọng, trông rất cứng cáp và đều chằn chặn như đúc từ một khuôn ra. Rất khác với các loại cà chua “một múi” hiện đang phổ biến trên thị trường, Hồng Đào có dạng tròn cao giống như những trái đào hồng đẹp mắt.

Trong không khí lạnh giá và khi những tia nắng hồng của buổi sớm ban mai miền cao nguyên còn chưa chiếu, vợ con ông Tú đã ra vườn để nhanh tay ngắt những chùm quả trên cành, trong khi ông xăng xái chạy quanh điều khiển việc cân đong cho kịp chuyến xe đưa cà chua “lên đường” tới các chợ đầu mối.


Phấn khởi bên vườn cà chua trĩu quả mùa thu hoạch

Không giấu vẻ phấn khởi rạng ngời trên nét mặt, ông kể, tính từ đầu vụ đến nay gia đình ông đã hái được tổng cộng ba đợt, thu khoảng trên 9 tấn cà chua, bán với giá bình quân 8.000 đ/kg. Trừ chi phí thì với tổng diện tích vườn 2.000 m2 gia đình có thể thu được 120 triệu tiền lãi trong một vụ.

Ông Tú cho biết, về mặt năng suất thì giống cà chua Hồng Đào đạt được gấp rưỡi so với các giống cũ, về mặt mẫu mã thì trái tròn căng, đẹp mắt vì có dạng múi, lại cứng, không bị nứt, rất thuận lợi cho việc bảo quản và vận chuyển đi xa, về chất lượng thì trái đặc ruột, ít hạt, thơm ngon khiến thương lái rất mê nên đã ngỏ ý thu mua trọn cả vườn khi mới ngấp nghé đến ngày thu hoạch. Nhiều thương lái đã mua giống Hồng Đào trước đó cho biết người bán lẻ và người tiêu dùng rất ưng loại cà chua này.

Không còn sợ bệnh châm kim

Theo ông Tú, một số giống cà chua cũ đã trồng lâu năm trên thị trường hiện nay cũng đã thoái hóa nên rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của sâu bệnh, phổ biến nhất là bệnh đốm lá mà bà con nông dân thường gọi bệnh châm kim.

Mặc dù bệnh không trực tiếp lây nhiễm trên quả nhưng gây hư hại bộ lá dẫn đến vàng và rụng lá, ảnh hưởng đến việc ra hoa đậu quả, khiến cho quả kém phát triển hoặc thậm chí có thể gây tác hại nặng làm mất mùa hoàn toàn. Để khắc phục, dĩ nhiên phải tốn nhiều chi phí đầu tư thuốc BVTV và do vậy tiền lời thu được sẽ càng ít đi.

Nhưng Hồng Đào thì khác hẳn. Là một giống mới với đặc tính ưu việt là chống chịu rất tốt với bệnh châm kim, đốm lá và bã trầu, lại cho năng suất cao, nàng “công chúa” cà chua này chính là sự lựa chọn tuyệt vời của bà con nông dân trong bối cảnh hiện nay.

Trên địa bàn huyện Đơn Dương, gia đình ông Đỗ Phú Tú là một trong những hộ đầu tiên mạnh dạn áp dụng giống cà chua Hồng Đào kết hợp cùng giải pháp tổng thể chăm sóc cây trồng của Syngenta. Trước đó, hộ anh Võ Thanh Hùng, anh Trần Minh Thành ở Tu Tra, Đơn Dương cũng trồng thử nghiệm giống cà chua này cũng như áp dụng giải pháp BVTV của Syngenta, kết quả đạt được là rất khả quan.

Gặp chúng tôi, anh Hùng chia sẻ: “Trồng giống cà chua kháng bệnh kém thì không thể nào quản lý hết được các loại bệnh như châm kim, bã trầu và cà chua khó mà đạt năng suất cao được. Nhưng nếu trồng giống “siêu trái” kháng bệnh như Hồng Đào và kết hợp với bộ thuốc tốt của Syngenta thì đảm bảo quản lý được hầu hết các bệnh, nhất là bệnh châm kim mà lại không để lại dư lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Với mức giá như hiện nay, người trồng cà chua chắc chắn sẽ có lời.”

Sản phẩm rau quả an toàn

Với tình hình an toàn thực phẩm đang nóng hổi trên thị trường và là mối quan tâm của tất cả người tiêu dùng hiện nay, những giống rau quả kháng sâu bệnh, ít phải dùng thuốc mà chất lượng lại “tuyệt vời” như Hồng Đào đã góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn, sức khỏe của người tiêu dùng và thực sự đáp ứng mong mỏi của người dân về an toàn thực phẩm.

Trên các quầy rau quả ở siêu thị hay ngoài chợ, Hồng Đào rất dễ nhận diện với sắc hồng pha lẫn nét xanh khi trái vừa chớm chín, và chỉ khi chín mọng vỏ mới đỏ. Ở đầu trái, nơi tiếp giáp với cuống có vết lõm sâu hơn các loại cà chua khác. Cầm trong tay thấy trái cứng cáp và chắc chắn, khi bổ ra thấy cùi dày, ruột đặc, một minh chứng cho đặc tính giống khỏe, nhiều dinh dưỡng.

Được biết, Syngenta là Cty đầu tiên tại VN thành công trong việc chuyển giao giải pháp sử dụng giống kháng cùng với thuốc BVTV để quản lý nấm bệnh trên cà chua.

 

 

(Ghi chú: Cà chua sinh trưởng vô hạn là loại giống thân có thể dài tới 20 m, chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 9 - 11 sau đó cách 3 - 4 lá sau mới có chùm hoa tiếp theo. Có nghĩa là cây vẫn ra hoa trong khi ngọn cây phát triển liên tục trong điều kiện tối ưu. Dạng này có tiềm năng cho năng suất cao nhờ thu hoạch dài ngày).

 

Hồng Đào là giống cà chua sinh trưởng vô hạn, thích hợp với điều kiện khí hậu mát, từ lúc trồng đến khi thu trái lứa đầu chỉ khoảng 60 - 70 ngày, thời gian thu hoạch dài với đủ các đặc tính vượt trội.

Trồng được quanh năm trên các loại đất chủ động tưới tiêu.

Chống chịu rất tốt với bệnh châm kim, đốm lá và bã trầu (mốc sương).

Khả năng đậu trái rất tốt: 6 - 10 trái/chùm, trên 10 chùm/cây.

Trái chín đỏ, láng đẹp, dạng tròn, trọng lượng trái đạt 100 - 110 gam, chất lượng cao, rất thích hợp để ăn tươi.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Tỷ lệ tiêm vacxin phòng dại cho chó, mèo trung bình chỉ đạt 58%

Nhiều nơi không bố trí được cán bộ thú y để tiêm vacxin phòng chống dịch bệnh động vật nói chung, bệnh dại nói riêng.      

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm