| Hotline: 0983.970.780

Đến lượt giá phân bón điên loạn: DN đứng ngồi không yên

Thứ Năm 11/11/2010 , 09:22 (GMT+7)

Sáng qua giá phân bón tại TP Hồ Chí Minh bỗng nhảy dựng lên một lúc mấy giá liền.

Sáng qua giá phân bón tại TP Hồ Chí Minh bỗng nhảy dựng lên một lúc mấy giá liền.

Tại Trần Xuân Soạn, quận 7, TP Hồ Chí Minh giá DAP Hồng Hà của Trung Quốc, loại bao bì in tiếng Anh đã vọt lên 14.900 đ/kg và loại bao bì in bằng tiếng Trung Quốc có giá 14.300 đ/kg (giá bao bì tiếng Anh cao hơn vì bán ra thị trường tự do được, còn bao bì tiếng Trung Quốc chỉ bán cho các nhà máy sản xuất NPK). Giá phân kali miểng – 11.000 đ/kg (kali bột 10.000 đ/kg), urê hạt đục 9.700 – 9.800 đ/kg, urê hạt trong Trung Quốc 8.800 – 8.900 đ/kg… Dự báo, giá urê sẽ tiệm cận tới đỉnh sốt của năm 2008.

Vậy là sau khi vàng điên, đô la điên bây giờ đến lượt giá phân bón cũng nổi... cơn điên. Điều lạ là 2 tháng nay giá phân bón cứ tăng tà tà mà chưa lúc nào có hiện tượng nhảy dựng nóng như sáng nay, nóng đến nỗi các đại biểu đang dự hội nghị của Hiệp hội Phân bón quốc tế đang diễn ra ở Hà Nội mà cứ nhấp nhổm chạy ra ngoài nghe điện thoại.

H, một nữ doanh nghiệp chuyên nhập khẩu phân bón ở TP.HCM trả lời nhà báo lúc 13h30 – Anh để cho em thở cái đã, vừa bay từ Hà Nội vào vẫn còn đeo cái túi trên vai đây, hội nghị đến chiều mới bế mạc nhưng giá sốt quá em phải ra thẳng Nội Bài lấy vé VIP vào ngay. Thế có nhiều người mất bình tĩnh như em không? – Em nào có biết, nhưng khi lên máy bay mới gặp mấy người nữa.

Thật ra, H vội vàng vào TP.HCM ngay không phải vì giá phân nhảy lên mà vào gấp để ký chốt nợ với ngân hàng với giá 21.260 đ/USD. H sợ nếu chậm thì ngày mai phải ký với giá cao hơn. Theo các doanh nghiệp, giá nhảy lên bởi có thông tin rằng nhà nước không đủ sức cân đối ngoại tệ cho mặt hàng phân bón mà chỉ ưu tiên cho xăng dầu, thuốc chữa bệnh và thuốc bảo vệ thực vật.

Không có USD nên các hợp đồng NK không được ngân hàng bảo lãnh (mở LC), còn nếu muốn mua giá tự do thì cũng không sẵn vì giá trị một lô hàng nhập khẩu phân bón thường lớn, phải có thời gian cho ngân hàng đi thu gom rồi mới mua lại được. Nguồn NK bị ngưng trệ, lượng tồn kho quá mỏng (lũy kế lượng phân nhập khẩu của VN 9 tháng qua giảm 34%) nên giá phân nội địa sốt là chuyện đương nhiên.

Việc khan hiếm ngoại tệ của VN ngoài việc sức khỏe của nền kinh tế không được tốt, chi tiêu công cao và đầu tư công hiệu quả thấp còn là hậu quả của một cuộc chiến tiền tệ đã râm ran 2 tháng nay trên toàn thế giới. Từ nhiều năm nay, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc luôn căng thẳng, phía Mỹ cáo buộc Trung Quốc để tỷ giá đồng tệ so với USD thấp khiến cho hàng hóa Made in China tràn ngập Mỹ, khiến cho nền kinh tế Mỹ không gượng lên được, người Mỹ thất nghiệp nhiều.

Tháng 9 vừa qua, Trung Quốc bất ngờ nâng giá đồng tệ từ 8,11 tệ/USD (tháng 5/2005) lên 6,71 tệ/USD. Việc nâng giá này vừa kìm được đà tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế, vừa làm cho bộ mặt Trung Quốc thân thiện hơn với cộng đồng thế giới, tránh được cuộc chiến tiền tệ đang âm ỷ và vừa buộc giới tài chính thế giới phải xác nhận vị thế cao của đồng tệ.

Để củng cố thêm vị thế cho đồng tệ, nhà nước Trung Quốc buộc các giao dịch thương mại cũng phải được lấy tệ làm bản vị. Mỗi năm Việt Nam phải NK gần 4 triệu tấn phân bón, trong đó phần lớn từ Trung Quốc nên việc tăng giá của đồng tệ sẽ ảnh hưởng tức thì tới giá phân bón trong nước.

Ngoài sự lên giá của đồng tệ, giá phân bón thế giới cũng tăng khoảng 10% vì sự tăng giá của dầu mỏ và thu hẹp nguồn cung do nhiều nhà máy bước vào giai đoạn bảo dưỡng. Giá dầu mỏ hiện nay giao tháng 12/2010 tại New York lên tới 87,06 USD/thùng và tại London là 88,46 USD/thùng được xác nhận là cao nhất trong vòng 22 tháng qua.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm