| Hotline: 0983.970.780

Đi qua "chảo rang" Quảng Trị

Thứ Hai 05/07/2010 , 20:28 (GMT+7)

Những ngày này người dân Quảng Trị mỗi lần ra đồng có cảm giác như đang đội cái chảo rang hừng hực lửa trên đầu. “Vừa bơm nước vào là nắng và gió Lào làm bốc hơi ngay. Đành ngồi chờ trời mưa thôi!”, một cán bộ ngao ngán.

Những ngày này người dân Quảng Trị mỗi lần ra đồng có cảm giác như đang đội cái chảo rang hừng hực lửa trên đầu.

Người nông dân này ở xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh buồn rầu bên ruộng hạn, kêu trời vẫn không thấy mưa xuống.

Mới 7 giờ sáng mà trụ sở Cty TNHH Trung Sơn (TP Đông Hà) đã có nhiều nông dân từ các huyện, thị đến chen nhau chờ mua máy bơm nước tưới lúa. Có thể nói chưa bao giờ lượng máy bơm được Cty tiêu thụ mạnh như những ngày qua, thôi thì đủ loại máy bơm Nhật, Trung Quốc, Thái Lan... có bao nhiêu nông dân mua hết bấy nhiêu. Nghe nói các hiệu bán đá cây, quạt điện người mua còn xếp hàng như thời bao cấp.

Chúng tôi ào xuống Cam Lộ, Phó Chủ tịch huyện Đào Mạnh Hùng vừa đi chống hạn về người ướt như tắm, khuôn mặt đầy âu lo: “Hạn nặng quá, cả vùng lúa, màu ở các xã Cam Thành, Cam Chính và Cam Nghĩa coi như hết thuốc chữa vì không còn nước tưới, các hồ thủy lợi khô trơ đáy. Giờ huyện chỉ tập trung cứu lúa, màu ở vùng cuối nguồn thôi, phía trên nguồn coi như nhờ... trời”. Ở “chảo rang” Cam Lộ, không riêng gì lúa, màu mà nhiều trang trại hồ tiêu cũng đang bị nắng hạn thiêu đốt. Tôi đến xã Cam Chính, ruộng đồng xơ xác, cỏ cây cũng không ngóc lên được cho lũ bò có cái ăn. Anh Thí, chủ đàn bò, đứng dưới nắng há hốc mồm nói: “Khổ nhất là chuyện đi tìm nước cho bò uống. Nhiều lúc phải đưa chúng đi xa hàng chục km mới tìm ra một đoạn suối, nhưng nước đục ngầu, đâu có sạch sẽ gì”.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Văn Bài - GĐ Sở NN-PTNT Quảng Trị: “Đến đầu tháng 7/2010 đã có hơn 8.000/20.000 ha lúa HT khô hạn nặng. Quảng Trị đã đề nghị TƯ cấp 15 tỷ đồng để chống hạn. Trước mắt giúp nông dân có tiền mua máy bơm, dầu, nạo vét kênh mương bòn những gáo nước cuối cùng để tưới”.

Ngược lên huyện Cam Lộ là hai huyện Đakrông, Hướng Hóa người dân cũng đang quằn quại trong nắng hạn. Hơn 1.000 ha sắn mới trồng được 5 tháng tuổi đã chết rụi. Nhiều đoạn khe suối trơ đáy. Trẻ con đua nhau xuống từng ao nước vây bắt những con cá chậm chân không kịp thoát trước khi cơn nắng mang hơi nước thoát đi. Trời khô hanh cùng với gió Lào cấp 3, cấp 4 phơi các cánh rừng dưới nắng tơi tả, thảm thực vật khô róm lại. Có cảm giác chỉ cần một mồi lửa thì phút chốc sẽ “phủi” sạch cả một khu rừng lớn. Kiểm lâm Quảng Trị cả tháng nay hết sức gian khổ, trực 24/24h trên các chòi canh. Cơm nước hàng ngày tại chỗ. Trời nắng thế này sống giữa lưng chừng trời thì còn gì khổ bằng.

Trở về các xã vùng đông huyện Gio Linh, hàng trăm ha lúa khô héo đang chờ nguồn nước ít ỏi của sông Cánh Hòm. Những chiếc máy bơm nước đang bòn từng giọt nước cuối cùng để chuyển về cuối kênh. Bà con nông dân thôn Nhĩ Thượng, Nhĩ Hạ, Cam Phổ từ ba, bốn giờ sáng phải thức dậy ra đồng chắt chiu từng gàu nước. Cụ Nguyễn Văn Nhân ở xã Gio Mỹ ngồi thẫn thờ trước thửa ruộng đang chết dần, than: “Nông dân chúng tôi quá khổ. Ông trời ác thiệt. Ngẩng mặt lên kêu ông hoài mà chưa thấy mưa xuống”.

Dự báo được sự khắc nghiệt của thời tiết, Sở NN-PTNT Quảng Trị từ rất sớm đã chỉ đạo các huyện, thị chủ động chống hạn. Từ tháng 3/2010, XN KTCTTL Gio Cam Hà đã ngăn sông Hiếu để lấy nước bơm tưới cho lúa Đông Hà cũng như lúa Cam Lộ và một phần Gio Linh. Nhưng năm nay nắng hạn quá nặng nên mực nước trên sông Hiếu xuống thấp nhất trong lịch sử. Chỉ có 2/7 máy bơm nước của XN có nước hoạt động cầm chừng. Một cán bộ XN lắc đầu ngao ngán nói: “Vừa bơm nước vào là nắng và gió Lào làm bốc hơi ngay. Đành ngồi chờ trời mưa thôi!”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm