| Hotline: 0983.970.780

Dịch cúm gia cầm chỉ đang tạm lắng!

Thứ Năm 11/07/2013 , 09:57 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám khẳng định: “Trong 6 tháng đầu năm 2013, dịch cúm gia cầm đã cơ bản được khống chế..."

* TRÊN 30% GIA CẦM LƯU HÀNH VIRUS H5N1!

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám khẳng định: “Trong 6 tháng đầu năm 2013, dịch cúm gia cầm đã cơ bản được khống chế. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng vừa biểu dương thành tích này”. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ cũng yêu cầu không chủ quan, lơ là khi chăn nuôi sắp bước vào vụ tết…

Tại Hội nghị “Sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm”, diễn ra hôm qua 10/7, ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y cho biết: Từ đầu năm 2013 đến nay, dịch CGC H5N1 đã xảy ra tại 33 xã, phường của 14 quận, huyện thuộc 5 tỉnh: Điện Biên, Khánh Hoà, Kiên Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long làm trên 50.000 con gia cầm mắc bệnh (gà chiếm 17,19%, vịt ngan chiếm 82,81%), tổng số gia cầm chết và tiêu hủy trên 61.000 con.


Người chăn nuôi cần cảnh giác cao độ với dịch CGC khi đẩy mạnh tái đàn 
những tháng cuối năm

Như vậy, so với cùng kỳ năm 2012, diện dịch đã giảm rất nhiều (số tỉnh giảm 4 lần, số huyện giảm 3 lần, số xã giảm 2 lần), đồng thời số gia cầm buộc phải tiêu hủy giảm 30% so với cùng kỳ.

“Những năm trước, dịch CGC xảy ra nhiều do gắn liền với việc buôn lậu gia cầm qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian qua trực tiếp Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng với các ban ngành đều “gồng mình” chống gà lậu. Đến nay chúng ta đã kiểm soát được trên 90% lượng gia cầm nhập lậu, dịch bệnh trong nước cũng giảm theo” – ông Đông nói.

Về địa bàn, các ổ dịch phân bố ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam nhưng chủ yếu tại địa bàn thuộc Vùng IV, Vùng VII, Vùng II. Tại Khánh Hòa, Vĩnh Long dịch dây dưa, kéo dài; tại các tỉnh, TP còn lại ổ dịch phát sinh dưới dạng nhỏ lẻ nên được bao vây, xử lý ngay nên không có hiện tượng lây lan.

Hiện nay, virus nhánh 1 lưu hành chủ yếu tại khu vực phía Nam và đã lan ra đến Khánh Hòa; nhánh virus 2.3.2.1 lưu hành tại miền Bắc, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và ĐBSCL.

Ông Đông cũng cho biết, Cục Thú y đã tổ chức triển khai giám sát cúm H7N9 tại 60 chợ, điểm buôn bán gia cầm nhập lậu tại 9 tỉnh (Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hưng Yên và Lạng Sơn). Tính đến nay, tổng số xét nghiệm 2.554 mẫu gia cầm nhập lậu, gia cầm loại thải đều chưa phát hiện thấy virus cúm A/H7N9.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Bình – Giám đốc Cơ quan Thú y Vùng VI cảnh báo: “Chúng tôi vừa lấy mẫu kiểm tra giám sát gia cầm ở Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang…, phát hiện virus H5N1 lưu hành trên gia cầm tới trên 30%! Đây là nguy cơ phát dịch rất lớn khi những tháng cuối năm mật độ chăn nuôi, kinh doanh, giết mổ tăng cao phục vụ lễ, tết”.

Ông Bình cũng cho biết, có 4 tỉnh Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Ninh Thuận có nhánh virus giống với nhánh virus lưu hành tại Campuchia, trong khi nước này đã có người chết vì CGC, vì thế càng không thể chủ quan, lơ là.

Đặc biệt, hai ổ dịch chim yến ở Ninh Thuận và chim trĩ ở Tiền Giang có kết quả giải trình tự gen rất khác thường, nếu lây lan từ chim sang đàn gia cầm thì hết sức nguy hiểm. “Chúng tôi lấy trên 1.100 mẫu yến xét nghiệm, kết quả có 30 mẫu dương tính (chiếm 2,8%), trong đó mật độ virus có trong chim yến chết cao gấp nhiều lần trên gà, vịt” – ông Bình nói.

Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, trong 6 tháng đầu năm công tác phòng chống dịch CGC có nhiều thành tích phấn khởi, Bộ trưởng cũng đã biểu dương ngành thú y. Tuy nhiên, từ đây đến cuối năm bước vào mùa mưa thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh, người chăn nuôi cũng đang chuẩn bị bước vào tái đàn phục vụ cho lễ, tết.

Vì thế, ngành thú y và các địa phương phải chủ động sẵn sàng các phương án phòng chống dịch. Đặc biệt là tăng cường giám sát dịch bệnh, giám sát việc lưu hành virus cúm A/H5N1 và sớm cảnh báo nguy cơ bùng phát.

Bộ NN-PTNT đề nghị tất cả các địa phương tổ chức tiêm phòng đầy đủ, kịp thời (kinh nghiệm cho thấy địa phương nào tiêm vacxin tốt đều đạt hiệu quả phòng chống dịch cao). Thứ trưởng cũng yêu cầu rà soát và tăng cường năng lực, trách nhiệm của đội ngũ thú y (đặc biệt là thú y cơ sở); nâng cao trách nhiệm trong việc sớm phát hiện và báo cáo các ổ dịch CGC để xử lý dứt điểm, tuyệt đối không để lây lan.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, dịch LMLM xảy ra tại 54 xã, phường của 19 quận, huyện thuộc 6 tỉnh làm 2.144 con gia súc mắc bệnh. So với cùng kỳ năm 2012, dịch đã xuất hiện ở phạm vi rộng hơn. Hiện nay, dịch đã được khống chế, chỉ còn Phú Yên chưa qua 21 ngày. Dự báo, cuối năm dịch có thể xảy ra tại miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ do các hoạt động buôn bán gia súc bất hợp pháp từ Lào, Campuchia vào VN.

Tương tự, dịch tai xanh đã xảy ra ở 165 xã, phường của 44 quận, huyện thuộc 12 tỉnh làm 37.168 con heo mắc bệnh. So với cùng kỳ năm 2012, diện dịch và mức độ dịch tăng nhẹ. Dự báo, cuối năm dịch có thể xuất hiện và lây lan rộng, đặc biệt trên địa bàn những tỉnh có dịch cũ, các tỉnh phía Nam và trong giai đoạn giao mùa, chuyển lạnh.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm