| Hotline: 0983.970.780

DN điều, gỗ hối hả đi đàm phán lại hợp đồng

Thứ Ba 22/02/2011 , 09:32 (GMT+7)

Sau khi có quyết định điều chỉnh tỷ giá, các DN đã phải cuống cuồng đi đàm phán để điều chính lại hợp đồng nhằm giảm bớt thua thiệt.

Do không lường trước được biến động tỷ giá, vậy nên ngay từ đầu năm, nhiều DN đã đàm phán, chốt giá nguyên liệu nhập khẩu với các đối tác nước ngoài. Vì vậy, sau khi có quyết định điều chỉnh tỷ giá, các DN đã phải cuống cuồng đi đàm phán để điều chính lại hợp đồng nhằm giảm bớt thua thiệt.

Từ nhiều năm nay, tổng công suất của các nhà máy điều đã vượt xa sản lượng điều trong nước. Do đó, hàng năm, để đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất, các nhà máy điều phải nhập tới hàng trăm ngàn tấn điều thô, chủ yếu từ các nước châu Phi. Năm nay cũng không là ngoại lệ. Theo ông Đặng Hoàng Giang, Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), lượng điều thô dự tính nhập khẩu trong năm nay vào khoảng 400 ngàn tấn. Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp đã đàm phán, chốt giá mua điều thô với đối tác nước ngoài.

Vì thế, ngay sau khi tỷ giá giữa đồng USD và VNĐ được thay đổi, các DN ngành điều lại phải hối hả đi gặp đối tác để điều chỉnh lại hợp đồng, giá cả. Bởi nếu dùng USD thu về qua hoạt động xuất khẩu, đổi ra VNĐ để thu mua điều nhân trong nước thì không có vấn đề gì. Nhưng khi phải dùng tiền Việt đi mua USD để nhập khẩu điều thô, khi mà tỷ giá USD/VNĐ đã tăng thì rõ ràng giá điều thô nhập về Việt Nam đã cao hơn trước.

Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng, giá điện, giá xăng dầu cùng những chi phí đầu vào khác đã, đang hoặc sắp sửa tăng cũng đang tạo một áp lực khá lớn lên ngành điều. Lãi suất ngân hàng trên dưới 20% như hiện nay, giá điện sẽ tăng 15,28%, giá nhân công lao động tăng so với năm trước ..., cộng lại, trong năm nay, chi phí sản xuất của các nhà máy điều sẽ tăng tới 30%.

Ngành chế biến gỗ, vốn phải sử dụng tới gần 80% gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, cũng đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ việc tăng tỷ giá USD/VNĐ. Theo ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty CP Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO), việc tăng tỷ giá trước hết sẽ giúp các các DN ngành gỗ có lợi, khi nguồn USD thu về đem quy đổi ra tiền Việt, sẽ cao hơn trước. Tuy nhiên, những khó khăn cũng rất lớn. Trước hết, phần lớn các DN đã đàm phán, ký hợp đồng nhập khẩu gỗ nguyên liệu với đối tác nước ngoài từ cuối năm ngoái hoặc đầu năm nay, mà không lường trước được sự biến đổi của tỷ giá.

Vừa qua Ngân hàng Nhà nước công bố thay đổi tỷ giá, các DN nhập khẩu gỗ nguyên liệu đã phải đi đàm phán lại với đối tác nước ngoài về giá cả nhằm giảm bớt thiệt hại. Năm ngoái, Việt Nam nhập khẩu trên 1 tỷ USD gỗ nguyên liệu. Năm nay, kim ngạch nhập khẫu gỗ nguyên liệu cũng sẽ ở mức tương tự. Vì thế,  việc tăng tỷ giá chắc chắn sẽ làm cho các DN gỗ Việt Nam phải bỏ ra thêm một khoản lớn tiền Việt để đi mua USD phục vụ cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

Mà trong thời điểm này, muốn mua USD để nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng không phải là chuyện đơn giản. Theo tiết lộ của một DN gỗ (xin không nêu tên), DN nào có mối quan hệ lâu năm, may ra mới có thể mua được USD từ ngân hàng. Còn các DN khác, chỉ có nước tìm mua USD trên thị trường tự do với giá đương nhiên là cao hơn so với giá ngân hàng bán ra.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm