| Hotline: 0983.970.780

Dũng sỹ diệt chuột xứ Đoài

Thứ Tư 05/06/2013 , 10:15 (GMT+7)

Nói về mình, anh Cấn Văn Dung chia sẻ: Lẽ ra tôi là chiến sỹ chứ không phải như mọi người yêu quý gắn cho danh hiệu “dũng sỹ diệt chuột”.

Nói về mình, anh Cấn Văn Dung ở thôn Đại Đồng, xã Tuyết Nghĩa (Quốc Oai, Hà Nội) chia sẻ: Lẽ ra tôi là chiến sỹ chứ không phải như mọi người yêu quý gắn cho danh hiệu “dũng sỹ diệt chuột”.

Nhưng hiếm ai biết được đằng sau những lời khiêm nhường ấy là cả một câu chuyện dài của một nông dân dành tâm huyết cả đời mình để bảo vệ đồng lúa tốt tươi.

Năm 1990, anh Cấn Văn Dung là học viên Trường Sĩ quan lục quân 1. Mỗi lần về quê thấy cha mẹ già yếu, ruộng vườn xơ xác không có ai chăm sóc, anh quyết định làm đơn xin nhà trường cho rời quân ngũ về làm kinh tế để phụ giúp gia đình. Đang ở trong quân ngũ trở về đời thường, đối diện với những khó khăn, anh Dung không khỏi băn khoăn lo lắng. Khi lập gia đình chỉ có 1 sào vườn và mấy sào ruộng khoán.


Anh Dung bên những "sản phẩm" thu được

Anh trăn trở: Trồng cây gì, nuôi con gì, làm việc gì để ổn định kinh tế gia đình? Mình sinh ra ở nông thôn, luôn cháy bỏng tình yêu đồng ruộng, không lẽ nào đất đai lại phụ công người? Vì lẽ đó, anh không ngại vất vả nhọc nhằn tìm hiểu thổ nhưỡng của làng và tìm đọc trên báo những điểm sáng điển hình tiên tiến trong SX nông nghiệp.

Một lần đọc báo, anh Dung thấy mô hình SX vụ đông bằng gieo trồng cây đậu tương trên đất trũng ở xã Nam Triều (Phú Xuyên). Anh đã lặn lội đi học hỏi kinh nghiệm và tham vấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông về việc đưa TBKT vào đồng ruộng quê mình. Quả thật đất đã không phụ công người. Vụ đậu tương đông năm ấy, anh Dung đã bội thu.

Năm 2000, nạn chuột hoành hành khắp nơi phá tan hoang khắp các xứ đồng của xã Tuyết Nghĩa. Những thửa ruộng nhà anh Dung cũng lâm vào thảm cảnh: Lúa, đậu tương, rau màu bị chuột tàn phá xác xơ khiến anh xót xa đến ứa nước mắt. Để tiêu diệt giặc chuột, anh Dung đã dùng nhiều cách như đặt bẫy bằng bả, bẫy dính, bằng cạm... song đều thất bại.

Nhưng lòng yêu ruộng đồng trong anh còn mạnh hơn cả sức tàn phá của loài chuột. Nó đã biến thành ý chí và lòng quyết tâm không chịu khuất phục trước khó khăn. Để bắt tay vào việc diệt chuột nhiều ngày anh Dung nằm bờ nằm bụi ngoài đồng từ chập tối đến sáng quên cả ngủ để tìm phương pháp đánh chuột, người gầy rộc đi.

Anh Dung còn cất công đi khắp nơi để "tầm sư" diệt chuột và thông qua các lớp tập huấn của khuyến nông về phòng trừ dịch hại cho cây trồng. Anh Dung đã nắm rõ được quy luật cũng như tập tính sinh học của lũ chuột. Biết cách dẫn dụ loài chuột vào cạm bẫy một cách hiệu quả.

Kết quả ngoài sức tưởng tượng của anh là số bẫy đặt đều bắt được chuột, thậm chí trên một bẫy còn dính 2 con liền. Thành công trong phương pháp diệt chuột, anh Dung đã mua bẫy đánh chuột giúp bà con hàng xóm. Có ngày anh diệt được gần 100 kg chuột.

Từ tình yêu ruộng đồng đến việc đem kinh nghiệm và khả năng của mình để tiêu diệt chuột bảo vệ mùa màng, anh Cấn Văn Dung đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nông thôn mới trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Năm 2001, nạn chuột tàn phá càng nặng nề hơn trên toàn bộ diện tích lúa đã gây thất thu lớn cho xã viên HTX. Ban quản trị HTXNN Liên Thôn, xã Tuyết Nghĩa chưa có biện pháp xử lý để tiêu diệt được chuột.

Anh Dung đã thuyết phục để HTX cho nhận khoán diệt chuột trên toàn bộ ruộng đồng với mức thù lao sản lượng 2 kg/sào. Kết quả cuối năm nạn chuột đã được khống chế, đem lại cho bà con xã viên một vụ lúa bội thu và cũng mang về cho anh Dung một khoản thu 7.000.000 đồng trị giá 6.000 kg thóc.

Đến nay thu nhập từ diệt chuột hằng năm mang về cho gia đình anh gần 150 triệu đồng. Ngoài việc nhận khoán diệt chuột cho xã, anh Dung còn đem kinh nghiệm và bí quyết diệt chuột của mình nhận bảo vệ mùa màng cho nhiều đồng ruộng ở khắp các huyện vùng ngoại thành như Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất...

Riêng gia đình anh còn thành lập một đội chuyên diệt chuột từ 3 - 5 người với mức thu nhập bình quân cho 1 người là 12 triệu đồng/vụ lúa.

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Trồng sầu riêng nghịch vụ, kiếm tiền tỷ mỗi năm

CẦN THƠ Một kỹ sư nông nghiệp có bí quyết xử lý sầu riêng nghịch vụ, tận dụng khoảng trống thị trường để bán được giá cao, mang về doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm