| Hotline: 0983.970.780

Giá vàng chạm 39,6 triệu đồng, lực mua tăng lên

Thứ Ba 19/07/2011 , 14:17 (GMT+7)

Thị trường vàng châu Á giảm nhẹ, nhưng giá trong nước trưa 19/7 vẫn tăng 40.000 đồng do lực mua vào của nhà đầu tư bắt đầu nhen nhóm.

Thị trường vàng châu Á giảm nhẹ, nhưng giá trong nước trưa nay vẫn tăng 40.000 đồng do lực mua vào của nhà đầu tư bắt đầu nhen nhóm.

So với đầu ngày, mỗi lượng vàng bán ra tại TP HCM lúc 11h30 tăng tiếp 40.000 đồng cả mua vào và bán ra, đưa niêm yết lên mức kỷ lục mới 39,51-39,58 triệu đồng.

Cùng lúc, các doanh nghiệp lớn ngoài Hà Nội cũng nâng giá bán ra chạm 39,60 triệu đồng, còn mua vào chạm 39,51 triệu đồng. Khoảng cách mua bán được nới rộng lên 90.000 đồng mỗi lượng.

Chứng kiến sự đi lên chóng mặt của giá kim loại quý, phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang trong tâm thế phân vân giữa mua và bán. Một số dự đoán giá sẽ còn tăng cao nên bắt đầu mua vào.

Giá vàng tăng cao trong sáng và trưa nay (19/7), song động thái mua vào của nhà đầu tư đã bắt đầu xuất hiện

Ông Nguyễn Công Tường, Phó trưởng phòng kinh doanh Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC cho biết, trong buổi sáng nay, động thái mua bán của khách hàng đã có sự đảo chiều khi lực mua vào áp đảo so với bán ra. Tính đến 12h trưa, tổng lượng bán ra của Tổng công ty SJC đạt 1.600 lượng, còn mua vào chỉ 1.500 lượng, sụt giảm rất nhiều so với những ngày trước đó (trên 3.000 lượng).

Theo ông Tường, có thể nhà đầu tư đã bán hết số vàng trước đó hoặc để chờ giá lên cao hơn nữa mới bán tiếp nên lượng vàng bán ra trong sáng nay giảm mạnh. Ngược lại, một số nhà đầu tư khi thấy vàng vượt được mốc 1.600 USD và họ tin chắc giá sẽ còn lên cao. Do đó, nhiều người bắt đầu mua vào để đánh lên hoặc cắt lỗ.

"Chính động thái mua vào này, giá vàng trong nước sáng nay đã tăng lên mặc cho giá quốc tế giảm nhẹ. Khoảng cách giá giữa hai thị trường vì thế đã được thu hẹp đáng kể", ông Tường nói.

Ông Nguyễn Ngọc Trọng, Giám đốc Công ty vàng PNJ cũng thừa nhận, giao dịch mua bán sáng nay chậm hơn những ngày trước rất nhiều, nhưng lực mua vào đã tăng đáng kể. "Hiện tổng lượng mua vào- bán ra của PNJ khá cân bằng", ông Trọng nói.

Trái với TP HCM, tại thị trường Hà Nội, người dân Hà Nội vẫn đang vét hết vàng trong nhà mang đi bán khiến lực bán vẫn áp đảo mua. Tuy nhiên, giao dịch kém sôi động hơn khi lượng vàng trong dân đã vơi đi một phần trong khi các nhà đầu tư lớn vẫn "ém" vàng chờ giá lên cao nữa.

Ghi nhận của PV trưa nay, không như dự đoán, tại nhiều điểm kinh doanh vàng lớn ở thủ đô, người dân đi bán vàng trong quy củ, trật tự.Thời điểm rộn rã nhất của các tiệm vàng là từ 9 đến 10h, khách hàng không còn xô đẩy, chen lấn để bán như các hôm trước.

Tại điểm kinh doanh của Tập đoàn DOJI , chỉ có một vài khách đang làm thủ tục bán vàng. Chị Thủy, nhân viên giao dịch tại đây cho biết, số người đến bán vẫn nhiều hơn mua, nhưng cũng chỉ tương đương, thậm chí kém hơn hôm qua. "Từ sáng đến khoảng 10h30 chỉ có 5- 7 người bán

Lúc 10h, tại cửa hàng Bảo Tín Minh Châu trên phố Trần Nhân Tông, Hà Nội, những người sở hữu khoảng vài chỉ đến một vài cây vẫn liên tục bán ra. Lượng vàng cửa hàng thu mua được đa dạng, từ vàng miếng, nhẫn trơn, dây chuyền, hoa tai... Thậm chí, không ít khách mang trang sức mua từ nơi khác đến, đồng ý cho nhân viên nung chảy để kiểm tra tuổi của vàng và chấp nhận bán với giá thấp hơn. Trong khi giá của vàng nhẫn, vàng miếng mua tại Bảo Tín Minh Châu được thu mua với giá 39,47 triệu đồng một lượng, đối với vàng mua bên ngoài, giá chỉ 39,3 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Thắng, ở phố Sơn Tây, Hà Nội đến bán hơn một cây vàng toàn nhẫn trơn cho hay, vì thấy giá tăng lên đem bán lấy tiền. Anh kể, những chiếc nhẫn này được mua cách đây vài tháng, khi có tin Nhà nước cấm mua bán vàng miếng. "Cũng may là hôm nay mang bán, giá vàng nhẫn không có chênh lệch so với vàng miếng, vẫn 3,947 triệu đồng một chỉ", anh Thắng hào hứng cho hay.

Đứng chờ nhận tiền ở quầy, bác Quang, nhà ở phố Trần Quang Khải kể, có gần 20 chiếc nhẫn loại một chỉ một chiếc mua từ hồi vàng còn 34- 35 triệu đồng, hôm nay mang bán tất. "Sợi dây chuyền và đôi hoa tai 7 chỉ của bà nhà tôi mua ở một tiệm trang sức gần nhà, hôm nay cũng mang ra đây bán luôn vì giá lên cao quá", bác Quang nói.

Ông Trần Nhật Nam, phụ trách kinh doanh Bảo Tín Minh Châu cho biết, trong hai ngày gần đây, giá vàng tăng cao nhưng giao dịch lại trầm lắng hơn những ngày trước đó. Theo ông Nam, khách đến bán vàng vẫn chủ yếu là người dân, tích cóp được nên đem bán ra đổi lấy tiền đồng. "Một số nhà đầu tư với số lượng 50- 70 lượng cũng đã bán ra, nhưng so với lượng thu mua được của người dân, số này khá ít", ông Nam chia sẻ.

Đại diện phòng kinh doanh vàng miếng SJC của Tập đoàn DOJI cũng cho hay, sáng nay, giao dịch trầm lắng hơn. Theo chị này, nguyên nhân có thể người dân đã ồ ạt bán hết ở thời điểm giá trên dưới 39,1 triệu đồng ngày hôm qua, nên càng ngày càng có ít người đến bán, dù giá cao. Các nhà đầu tư lớn cũng chưa có động thái tham gia thị trường.

Một số doanh nghiệp Hà Nội cũng đã xác nhận xu hướng mua vào đang có dấu hiệu xuất hiện. Theo người phụ trách kinh doanh tại công ty Bảo Tín Minh Châu là ông Trần Nhật Nam, trong ngày hôm qua và hôm nay, có thể thống kê được lượng người đi mua chiếm khoảng 20% trong tổng số khách đến cửa hàng. Ông Nam cũng cho biết, hôm nay, đã có một số nhà đầu tư lớn tham gia vào thị trường với lượng bán ra khoảng gần 100 lượng một người.

Trên thị trường quốc tế, giá vàng vẫn đang lình xình dưới mốc 1.605 USD một ounce. Tính đến 12h10 (giờ Hà Nội), mỗi ounce vàng có giá 1.603,30 USD.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm