| Hotline: 0983.970.780

Gỡ đú, tìm bẫy

Thứ Năm 20/11/2014 , 09:54 (GMT+7)

Chúng tôi chia làm hai ngả và bắt đầu diệt bẫy. Rút từ trong túi một chiếc kìm, anh Tuấn đưa tôi cầm để cắt đứt sợi dây bẫy thép. Phần anh dùng dao chặt đứt từng chiếc cần bẫy một.

“Nếu chẳng may đạp dính bẫy thú thì dù có mang đôi giày tốt như của ông cũng khó tránh khỏi bị thương ở cổ chân hoặc vỡ xương là cái chắc.

Đến ngay bọn thú khỏe mạnh như bò rừng, heo, nai ... cũng không thoát khỏi. Vì loại bẫy cạp này quá lợi hại và nguy hiểm. Bớt nguy hiểm với người hơn là các loại bẫy thòng lọng. Bẫy này thì con gì đi qua cũng dính từ chuột, cheo cheo, chồn…

Tuần trước một con khỉ đuôi lợn Maccaca leonis gần chục kg dính bẫy 2 ngày không thể thoát được. May mà chúng tôi gặp nên cứu được nó. Tận diệt nhất là các loại đú, đú có thể bắt sạch từ rắn, cá, kỳ đà, thú nhỏ cứ chui vào là chết chắc”.

Đó là những chia sẻ của Phó Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Rang Rang (Khu Bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) Nguyễn Văn Năm trong một đợt khảo sát cùng chúng tôi ở khu vực các anh quản lý.

HÀNH TRÌNH TÌM BẪY, DIỆT ĐÚ

Khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống Khu BTTN Vĩnh Cửu, những giọt nước như tắm gội cái nóng nực, bụi bặm của những tháng dài mùa khô, khô hạn. Những loài thực vật ở đây sau bao tháng ngày khô khát như chợt bừng tỉnh.

Trên cây dầu con rái Dipterocarpus alatus, những chiếc cành cây khô khẳng khiu đua nhau đâm chồi nảy lộc.

Những bông hoa bằng lăng nước Lagerstroemia speciosa đầu mùa khoe sắc trên khắp các cánh rừng phục hồi, cả khu rừng như được khoác lên mình một chiếc áo màu xanh biếc, như một sự hồi sinh mà tạo hoá đã dâng tặng cho muôn người, muôn loài.

Đây là lúc các loài động vật thức dậy kiếm ăn sau một kỳ ngủ khô để lấp đầy chiếc dạ dày trống rỗng, để uống những giọt nước mưa đầu mùa và để thưởng thức hương vị nồng nồng, ngai ngái của lớp thảm mục thực vật phân huỷ, để kết đôi, tìm kiếm "bạn tình" cho một mùa sinh sôi nảy nở.

Khi dòng nước mưa đầu mùa lấp đầy các con suối cạn, các loài lưỡng cư, bò sát cũng chui ra khỏi nơi ẩn nấp để kiếm ăn và đây là lúc những kẻ săn bắt động vật rừng cũng có cơ hội đặt đú và gài bẫy trong cuộc mưu sinh khốn khó tột cùng của một nghề "chân trong, chân ngoài” đầy ắp hiểm nguy.

Sau bữa sáng, chúng tôi chuẩn bị la bàn, giầy, thuốc, vớ chống vắt và nước uống, dao, thức ăn trưa... cùng nhau tiến về hướng khu vực bờ suối Rang Rang. Hành trình hôm nay khá dài, khoảng 20 km đường xuyên rừng do vậy anh Năm nhìn tôi với ánh mắt ái ngại.

Đúng 7 giờ xuất phát, hôm nay đi xuyên qua các cánh rừng rậm nên hành trình không đơn giản như đi trên các con đường mòn tuần tra khai thác gỗ lậu giống mọi khi.

Rừng rậm chào đón chúng tôi bằng một bụi mây rậm rạp và đầy gai góc. Những chiếc gai nhọn như cố túm lấy, chân, tay, áo quần và cả khuôn mặt tôi như không muốn cho tôi bước chân vào rừng.

Con dao sắc lẹm mở đường chỉ là những lối nhỏ đủ để lách mình hay chui qua được vì thời gian không cho phép để mở đường đủ lớn bởi chưa biết bao giờ mới đến được khu vực điểm đến đã định trước.

Đi được khoảng hơn 2 km, lúc này mọi người chuẩn bị vượt qua một con suối đầy nước đến ngang ngực. Anh Tuấn bơi qua trước tay cầm một sợi dây mây để buộc vào đầu một cây lớn bên kia suối giúp chúng tôi có điểm bám vượt qua. Chúng tôi chậm rãi từng người một vượt qua trong làn nước đầu mùa đục ngầu và chảy xiết.

Mặt trời đã đứng bóng, những tia nắng chói trang xuyên qua đám lá cây dày đặc thì cũng là lúc anh Tuấn phát hiện ra dường bẫy đầu tiên.

Chúng tôi chia làm hai ngả và bắt đầu diệt bẫy. Rút từ trong túi một chiếc kìm, anh Tuấn đưa tôi cầm để cắt đứt sợi dây bẫy thép. Phần anh dùng dao chặt đứt từng chiếc cần bẫy một.

Anh cho biết, nếu không chặt bỏ cần bẫy mà chỉ tháo sợi dây bẫy thì các "bẫy thủ" sẽ gài lại bẫy. Chiếc cần bẫy rất quan trọng nếu bị chặt bỏ thì luồng bẫy không thể cài lại được vì rất khó kiếm chiếc cần bẫy khác. Kết quả tổng cộng luồng bẫy đầu tiên đếm được 120 chiếc và rất may là không có một con thú nào bị "dính".

Mệt mỏi, chúng tôi dừng lại ngồi nghỉ trên một tảng đá rộng. Mọi người cùng nhau bày đồ ăn trưa, nước uống để lót dạ bữa trưa lấy sức cho cuộc chiến buổi chiều.

Nằm ngửa mặt lên trời ngắm nhìn từng tán cây xanh rì rào trong làn gió nhẹ. Đâu đó trong không gian những chiếc quả dầu đầu mùa xoay tít rụng xuống làm tan đi sự im ắng của cánh rừng bát ngát.

Bất chợt tôi nghĩ đến nơi phố thị nhà hàng sang trọng và những đĩa thịt rừng nóng hổi, thơm lừng, nghi ngút khói và số phận của các loài động vật hoang dã nơi đây.

Anh Năm cho biết, để đối phó với những kẻ đặt bẫy thú rừng, lực lượng kiểm lâm của khu bảo tồn dù rất mỏng trong khi phải quản lý một diện tích rừng rất lớn, 2.500 ha/người. Hằng ngày các anh phải lên lịch trực và chia nhau tuần tra theo từng vùng được xác định là có nguy cơ cao.

Hoàn tất phá bỏ thêm một luồng bẫy nữa cách luồng bẫy đầu tiên khoảng 5 km, trên đường về nơi đầu con suối cạn trong rừng, chúng tôi phát hiện một chiếc đú còn mới, mọi người cùng nhau thu dọn chiếc đú thành một đống lớn sau khi thả hết các loài cá, rắn và một chú kỳ đà nhỏ vào rừng.

Chiếc đú quá lớn và nặng không thể vận chuyển về trạm kiểm lâm được. Sau một hồi bàn bạc mọi người thống nhất dùng dao phá tan chiếc đú thành từng mảnh và bỏ tất cả lại vào một chiếc hố trong rừng gần đó.

Chúng tôi trở về trạm kiểm lâm khi mặt trời đã xuống núi. Ánh đèn bình ắc qui leo lét trong không gian mịt mù của cánh rừng bao phủ trạm kiểm lâm Rang Rang. Giờ này các loài thú ăn đêm bắt đầu đã chui ra khỏi nơi ẩn nấp để bắt đầu một cuộc mưu sinh đầy bất trắc.

Chúng không chỉ đối mặt với các loài ăn thịt trong rừng, cạnh tranh nguồn thức ăn mà chúng còn phải đối mặt với những chiếc bẫy tàn ác mà chính con người chúng ta và vì cuộc mưu sinh trong nghèo khó họ đã ra tay tàn sát các loài động vật hoang dã còn sót lại trong các cánh rừng, không chỉ ở Khu BTTN Vĩnh Cửu.

Bất chợt tôi mỉm cười nghĩ đến những chiếc bẫy bị tháo gỡ hôm nay và nghĩ đến những công việc âm thầm lặng lẽ đầy gian khổ, thách thức của các nhân viên kiểm lâm Việt Nam.

NHẬN MẶT CÁC LOÀI BẪY THÚ

Trong các phương thức săn bắt thú rừng thì bẫy cạp là loài bẫy mạnh và nguy hiểm nhất. Loại bẫy này được các thợ rèn chế tác với 2 miếng thép có một hàm răng lược đan vào nhau và hai chiếc lò xo cực mạnh nhằm giữ chặt lấy chân con thú khi bẫy sập xuống.

imge004151915407
Bẫy cùm nguy hiểm nhất

Đây là loại bẫy chuyên để săn các loài thú lớn và thường được cài theo các lối mòn, nơi các con thú thường ngang qua hay bìa rừng gần nương rẫy, nơi các con thú thường ra phá hoại mùa màng.

Chiếc bẫy được nối với một sợi dây cáp và buộc chặt vào một gốc cây to gần kề. Khi cài bẫy những "sát thủ" thường ngụy trang rất khéo bằng cách phủ lên trên một lớp lá khô để tránh phát hiện của con mồi và các nhân viên kiểm lâm.

imge005151915481
Bẫy thòng lọng

Một loại bẫy thòng lọng thường ít nguy hiểm hơn nhưng nó cũng là phương thức rất hiệu quả để sát hạt các loài thú ăn thịt nhỏ. Những chiếc bẫy này thường được làm bằng dây cáp thắng xe đạp và được một chiếc cần bẫy bằng cây rừng kéo căng, cài bẫy thành từng luồng. Mỗi một luồng bẫy các sát thủ gài từ 50 - 200 chiếc kéo dài khoảng vài trăm mét.

Để làm một luồng bẫy tốn rất nhiều công phu do vậy để tránh lực lượng kiểm lâm, các "bẫy thủ" cài bẫy vào ban đêm và nhất là những đêm tối trời. Vì một dường bẫy kéo dài và nhiều chiếc nên khả năng dính các loài thú có xác suất cao nhưng cũng thường dễ bị kiểm lâm phát hiện.

So với hai loài bẫy trên thì đú là loài bẫy hủy diệt cao nhất vì chúng có thể bắt được tất cả các loài cá, bò sát, lưỡng cư và các loài thú nhỏ. Khi đã chui vào đú thì hiếm có con nào có cơ hội thoát thân vì những ma trận dài đến hàng chục mét với vài chục các nút thắt.

Quả là một hình thức hủy diệt chỉ có con người mới có thể nghĩ ra.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm