| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh 'nở rộ' những vườn cam VietGAP bởi chất lượng và hiệu quả mang lại

Thứ Năm 21/12/2017 , 10:33 (GMT+7)

Chừng dăm năm trước, vùng đất Hà Tĩnh chỉ được 2 vùng cam “hot” là cam bù Hương Sơn và cam chanh Khe Mây (Hương Khê). Tuy nhiên những năm gầy đây hàng loạt vùng cam thâm canh theo hướng VietGAP nổi lên như cồn. 

Đó là những cái tên mang “thương hiệu” cam Thượng Lộc, cam Sơn Mai, cam Vũ Quang...
 

Thâm canh theo VietGAP

Cam chanh là cây trồng có mặt từ lâu đời ở Hà Tĩnh, được phân bổ trên phạm vi toàn tỉnh nhưng tập trung ở một số xã thuộc các huyện Hương Khê, Vũ Quang, vùng thượng Đức Thọ, thượng Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Hiện toàn tỉnh phát triển đạt khoảng trên 5.000ha; năng suất bình quân từ 15 – 18 tấn/ha. Mặc dù, hiệu quả kinh tế thu được từ cây cam khá lớn nhưng đại đa số các hộ trồng cam đang sản xuất tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, đầu thư thấp dẫn đến phát sinh sâu bệnh, sản phẩm quả không đạt tiêu chuẩn hàng hóa, nhất là tiêu chuẩn về ATTP quả cam...

10-06-47_1
10-06-47_2
Cam Hà Tĩnh đang lên ngôi với những cái tên cam Khe Mây, cam Thượng Lộc, cam Hương Sơn

Để phát triển các vùng cam trên địa bàn Hà Tĩnh bền vững, các Bộ ngành, cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến tỉnh, huyện đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu cam Hà Tĩnh vừa đáp ứng các yêu cầu về năng suất, chất lượng vừa phải đảm bảo VSATTP. Điển hình là việc thực hiện mô hình “Thâm canh vườn cam đạt tiêu chuẩn VietGAP” được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thành công tại các huyện Vũ Quang, Hương Khê và Thạch Hà với quy mô 30 ha/24 hộ tham gia. Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn kỹ thuật sản xuất cam; được hướng dẫn, tổ chức sản xuất cam theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, đáp ứng các tiêu chí về VSATTP, điều kiện sản xuất từ khi trồng, chăm sóc, chế biến và đóng gói sản phẩm theo quy định của Bộ NN-PTNT.

“Sau khi tham gia mô hình các hộ dân đã nắm được quy trình sản xuất VietGAP cơ bản và ứng dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp vào sản xuất an toàn, sử dụng chủ yếu thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học”, một cán bộ Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh nói.

Chị Phan Thị Hiền, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc cho hay, nhờ áp dụng kỹ thuật sản xuất cam theo VietGAP, gia đình chị tiết giảm được nhiều chi phí đầu tư, thu hoạch quả mẫu mã đẹp, năng suất cam đạt gần 25 tấn/ha. Bán sỷ với giá bình quân 35.000 - 40.000 đồng/kg, ước tính, mỗi năm gia đình chị thu trên 300 triệu đồng/ha.

“Mục sở thị” vùng cam Thượng Lộc chúng tôi nhận thấy, tất cả các vườn cam ở đây đều được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, hệ thống tưới tiêu, phun thuốc, bón phân,… được đồng bộ hóa và đặt đúng nơi quy định. Như vậy, sau 1 năm thực hiện mô hình VietGAP, được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, năng suất bình quân các vườn cam đạt trung bình 26,3 tấn/ha, cao hơn 13% so với sản xuất đại trà, tăng hiệu quả kinh tế khoảng 28 – 30%.

10-06-47_3
Nhiều vùng cam đang thâm canh theo hướng VietGAP nhằm đảm bảo VSATTP

Ông Nguyễn Viết Chuân, Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc nhấn mạnh: “Chúng tôi quy hoạch diện tích sản xuất lớn, chất lượng tốt nên cam Thượng Lộc đã có mặt khắp thị trường trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt cam Thượng Lộc được cấp chứng nhận VietGAP, luôn đảm bảo VSATTP nên người tiêu dùng có thể an tâm sử dụng”.
 

Tìm thương hiệu cho cam Sơn Mai

Nằm cách thị trấn Phố Châu gần 10 km về phía Đông Nam, xã Sơn Mai được biết đến là “miệt cam” số 1 của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) trong những năm gần đây. Điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng phù hợp đã tạo nên những quả cam thơm ngon, ngọt đậm đà.

Theo người dân địa phương, vùng đồi núi Sơn Mai có tiểu khí hậu đặc thù rất hợp với sự phát triển của cây cam. Ngoài ra, với địa hình đồi bát úp thoai thoải và được dãy núi Mồng Gà che chắn từ phía Đông nên nơi đây càng thuận lợi hơn trong việc phát triển cây ăn quả. Những năm gần đây, khi giá trị thu về từ cây cam lớn, người dân chú trọng hơn từ khâu chọn giống đến quy trình chăm sóc nên cam có vị ngọt đậm đặc trưng, vượt trội so với nhiều vùng trồng cam khác trên địa bàn.

Tại lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ nhất năm 2017 diễn ra đầu tháng 12 mới đây, có 11 hộ cá nhân, HTX, tổ hợp tác cam toàn tỉnh đạt giải A thì Sơn Mai đạt 2 giải, thuộc về Tổ hợp tác Trồng cam Sơn Mai và hộ sản xuất Tôn Quang Hòa. Mặc dù chưa có thương hiệu, nhưng trong 2 ngày diễn ra lễ hội, tổ hợp tác và hộ dân này đã bán được trên 1,2 tấn.

Chị Bùi Thị Long, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Hương Sơn cho biết, tuy cam Sơn Mai chưa xây dựng được chỉ dẫn địa lý, chưa có thương hiệu, nhưng qua nếm thử, rất nhiều khách hàng đã chọn mua về ăn và làm quà cho bạn bè. Qua một số địa chỉ trên trang mạng xã hội facebook giới thiệu về cam Sơn Mai tại lễ hội, rất nhiều bình luận của bạn đọc đánh giá cao loại cam này sau khi họ đã trực tiếp nếm thử và rất nhiều người hỏi mua qua mạng facebook.

10-06-47_4
Sản xuất cam mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân

Chị Long cho biết, năm 2018 ngoài kế hoạch thực hiện mô hình thâm canh vườn cam theo hướng VietGAP, huyện cũng sẽ tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý để nâng cao giá trị sản phẩm, quảng bá rộng rãi thương hiệu cam Sơn Mai nói riêng, cam Hương Sơn nói chung ra thị trường.

Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Mai Nguyễn Dương Hợp cho biết, hiện toàn xã có 284 ha cam, trong đó, trên 150 ha đã cho thu hoạch. Vụ cam năm nay, ước tính tổng sản lượng đạt trên 950 tấn, doanh thu hơn 30 tỷ đồng. Những năm tới, xã sẽ tuyên truyền, vận động các hộ dân triển khai trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP để từng bước nâng cao chất lượng, thương hiệu, giá trị sản phẩm, đưa thương hiệu cam Sơn Mai đến với đông đảo người tiêu dùng.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm