| Hotline: 0983.970.780

Hiện đại tàu cá

Thứ Ba 16/12/2014 , 09:15 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND huyện Quỳnh Lưu và TX Hoàng Mai đã tổ chức tổng kết, đánh giá mô hình hiện đại hóa đội tàu cá đánh bắt hải sản xa bờ.

Hội nghị thu hút đông đảo thuyền trưởng tàu cá của huyện Quỳnh Lưu và TX Hoàng Mai tới dự.

Ông Cao Bá Hiền, PGĐ Trung tâm KN Nghệ An cho biết: Nghệ An hiện có 2.897 tàu thuyền đánh bắt, khai thác hải sản. Trong đó tàu đánh bắt xa bờ chủ yếu tập trung tại huyện Quỳnh Lưu và TX Hoàng Mai với 120 chiếc có công suất trên 400CV, 240 chiếc từ 150 - 400CV và 380 chiếc từ 90 - 150CV... Các tàu đều tự trang bị các thiết bị tương đối hiện đại, đủ điều kiện để bám biển dài ngày...

Năm 2014, được sự hỗ trợ và đầu tư của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm KN Nghệ An đã triển khai 3 mô hình hiện đại hóa đội tàu cá tại các xã Tiến Thủy, Quỳnh Long (Quỳnh Lưu), xã Quỳnh Lập (TX Hoàng Mai).

Theo đó, tàu cá NA-96688TS, công suất 450CV do ông Vũ Xuân Trọng làm thuyền trưởng ở xã Quỳnh Long (chuyên khai thác lưới vây) được đầu tư 1 máy tầm ngư dò ngang KODEN model ESR-180BB, trị giá 130 triệu đồng.

Tàu NA-92666-TS, công suất 495CV do ông Hồ Bá Sơn làm thuyền trưởng ở xã Tiến Thủy (chuyên khai thác nghề chụp 4 tăng gông) được đầu tư 1 máy ra đa hàng hải KODEN model MDC-940 trị giá 55 triệu đồng.

Tàu NA-90256-TS công suất 350CV do ông Lê Hồng Nhung làm thuyền trưởng ở xã Quỳnh Lập (TX Hoàng Mai) được đầu tư một máy thông tin tầm xa VX-1700, trị giá 14 triệu đồng. Điều đáng mừng là sau 2 tháng hoạt động trên biển cả 3 tàu đều hoạt động tốt và đem lại hiệu quả cao.

Ông Vũ Xuân Trọng cho hay: "Đội tàu của tôi có 16 người chuyên đánh bắt bằng lưới vây. Chúng tôi thường đi biển từ 6 - 8 ngày/chuyến. Mỗi tháng bình quân đi 3 chuyến. Lênh đênh trên biển cũng chỉ đánh bắt được khoảng 15 tấn cá/chuyến.

Với giá bình quân 12.000 đ/kg tổng thu chỉ được trên dưới 540 triệu đ/tháng, trừ các chi phí dầu, đá, lương thực, phụ tùng và lãi vay... khoảng 237 triệu đ/tháng, thu nhập bình quân chỉ được 10,1 triệu đ/người/tháng.

Khi được nhà nước hỗ trợ máy tầm ngư dò ngang, hiệu quả đánh bắt tăng lên rõ rệt. Sau 2 tháng lắp máy, chúng tôi đi biển được 6 chuyến. Chuyến ngắn nhất là 5 ngày, chuyến dài cũng chỉ 7 ngày là cá đã đầy khoang.

Mỗi chuyến chúng tôi đưa về đất liền bình quân 22 tấn cá. Do đó, tổng thu đã tăng lên 792 triệu đ/tháng. Sau khi trừ tổng chi, chia cho bình quân được 18,5 triệu đ/người/tháng".

Theo ông Trần Quang Vệ, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Long, do giá máy tầm ngư dò ngang rất cao, nhất là máy của Nhật, Mỹ đều từ 400 triệu đến 1,1 tỷ đồng nên sau khi đầu tư 7 - 8 tỷ đồng để đóng mới và cải hoán tàu, ngư dân ít có điều kiện lắp đặt các thiết bị hiện đại này.
Đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thì ngư dân mới có thể thực hiện được chương trình hiện đại hóa 100% đội tàu cá đánh bắt xa bờ của cả nước.

Ông Hồ Bá Sơn xác nhận: "Từ khi được dự án trang bị máy ra đa hàng hải KODEN, chúng tôi không còn phải lo mỗi khi tầm nhìn trên biển bị hạn chế. Mặc dù trên thực tế tầm nhìn xa bị sương mù vây kín nhưng nhờ tàu được trang bị ra đa nên chúng tôi đều phát hiện được các loại tàu thuyền đang đánh bắt trong khu vực và phân biệt được đâu là bãi đá ngầm, vùng nước nông, sâu.

Nhờ đó, nỗi lo mất an toàn hàng hải khi đánh bắt trên biển đã được giải quyết. Anh em thủy thủ yên tâm đánh bắt nên thu nhập cũng tăng lên đáng kể".

Ông Lê Hồng Nhung cũng chia sẻ: "Trước đây, khi chưa được trang bị máy VX-1700, mỗi khi có bão, áp thấp nhiệt đới... là anh em đều lo ngay ngáy. Giờ đây các thông tin từ đất liền phát ra, chúng tôi đều cập nhật được ngay nên chủ động thời gian để lái tàu ra khỏi nơi nguy hiểm.

Tác dụng của máy chỉ đảm bảo tốt thông tin liên lạc, nhưng giúp chúng tôi yên tâm mỗi khi ra biển nên hiệu quả đánh bắt cũng tăng hơn trước...".

Ông Nguyễn Văn Kế, Chủ tịch Hội Nghề cá xã Tiến Thủy cho biết: "Hiện đại hóa đội tàu cá là một việc làm cấp thiết trong tình hình hiện nay. Chúng tôi mong rằng Chính phủ cần đưa ra cơ chế để các tàu có công suất 400 CV trở lên có điều kiện để đầu tư đồng bộ cả máy tầm ngư dò ngang, máy ra đa và máy thông tin tầm xa thì việc đánh bắt hải sản mới bứt phá lên được.

Thực ra, trước khi triển khai 3 mô hình này tại địa phương, xã Tiến Thủy đã có 20 tàu đánh bắt xa bờ tự trang bị máy tầm ngư dò ngang của Nhật hoặc Mỹ. Giá mỗi chiếc từ 300 đến 1 tỷ đồng. Nhờ đó Tiến Thủy có sản lượng đánh bắt tăng lên từ 130 - 145% so với trước".

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm