| Hotline: 0983.970.780

Kẹt cứng phố phường sau lễ diễu binh mừng Đại lễ

Chủ Nhật 10/10/2010 , 15:27 (GMT+7)

Sau lễ diễu binh, diễu hành hàng vạn người lại đổ về các nơi, các trục giao thông có hướng xuất phát Quảng trường Ba Đình đi các nơi đều trong tình trạng tắc nghẽn trầm trọng...

Tắc đường nghiêm trọng tại khu vực Cầu Giấy

Sau lễ diễu binh, diễu hành hàng vạn người lại đổ về các nơi, các trục giao thông có hướng xuất phát Quảng trường Ba Đình đi các nơi đều trong tình trạng tắc nghẽn trầm trọng...

Theo ghi nhận của phóng viên, các ngả đường hiện đều tắc nghẽn. Lực lượng cảnh sát giao thông làm việc không xuể. Hàng ngàn phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường này bị kẹt cứng. Người dân đi bộ từ các tuyến đường cấm ra rất đông khiến các phương tiện không di chuyển được.

Trên tuyến phố Tôn Đức Thắng, dòng người ken vào nhau kẹt cứng, ngay cả đi đoạn đi bộ của tuyến phố này cũng dòng cũng ken nhau kín chân.

“Đông quá! Chưa bao giờ em thấy có đông người thế này. Chen nhau cũng thấy mệt nhưng mà vui, chưa bao giờ em thấy cảnh Hà Nội đông vui như thế này.” Em Trần Mạnh Tùng sinh viên đại học Xây Dựng cho biết.

Tình trạng tắc đường cục bộ đã xảy ra ở một vài điểm nút giao thông như khu vực Ngã Tư Sở, đường Tây Sơn, Khâm Thiên, Chùa Bộc. Dòng người ùn ùn từ phía Tôn Đức Thắng đổ xuống khiến cho tình trạng tắc càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Do không thể chen chân vào dòng người đông đúc, anh Phương nhà ở Thanh Xuân đã tìm cho mình một quán nước ven đường để ngồi chờ cho đến khi nào đường bớt tắc.

“Đông thế này thì làm sao có thể chen được, cứ ngồi uống nước chờ đến khi nào đường bớt tắc thì mình về, chả đi đâu mà vội...”

Tại các tuyến đường xung quanh chốt cấm đường như: Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Đê La Thành, Giảng Võ... cũng phải chịu chung số phận tắc nghẽn như nhiều tuyến phố khác.

Lực lượng cảnh sát giao thông đã tăng cường đến giải quyết để khai thông nhưng gần như bất lực do quá tải phương tiện .

Theo người dân ở khu vực này cho biết, ở đây thường xuyên bị ùn tắc đường tại các giờ cao điểm. Tuy nhiên, nguyên nhân tắc đường hôm nay là do quá nhiều người đi bộ lấn chiếm lòng đường, đi bộ cắt ngang các dòng xe đang di chuyển gây cản trở sự di chuyển.

Dừng xe ở vòng xuyến đường Cầu Giấy, chị Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) lắc đầu ngao ngán: “Hôm trước lên bờ hồ Gươm tôi cũng gặp tình trạng thế này. Từng đoàn người đi bộ tràn xuống đường, lách qua các xe để sang bên kia đường khiến lưu thông càng chậm. Phải mất cả tiếng đồng hồ mới thoát qua được đoạn ùn tắc ở đường Tràng Thi.”

“Nhìn hoàn cảnh hôm nay có vẻ tắc nặng hơn, có khi phải mất vài tiếng mới chen được về đến nhà mất...," chị Hương phàn nàn.

Ngay tại khu vực đường Bưởi, cách khu Ba Đình khá xa nhưng tình trạng tắc đường cũng đang diễn ra khá phức tạp.

Nhích từng centimet đường, chị Tố Uyên nhà ở Nguyễn Khánh Toàn hổn hển cho biết: “Chưa bao giờ tắc kinh như thế này, bình thường đoạn này cũng hay ùn lại nhưng chỉ độ chục phút là đi được nhưng hôm nay tắc ghê gớm, cả tiếng đồng hồ mà chưa đi nổi...trăm mét.”

Trên một số tuyến phố cửa ngõ thủ đô như Giải Phóng, Nguyễn Trãi..., các phương tiện giao thông đang ùn lại tại một số điểm, tuy nhiên do có sự điểu khiển khá tốt của lực lượng cảnh sát giao thông nên tình trạng này vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Cũng theo ghi nhận của phóng viên, bắt đầu từ lúc 9 giờ 30 phút ngày 10/10, ngay sau khi kết thúc Lễ diễu binh, diễu hành nhân Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, hàng nghìn người đã đổ về tuyến đường Trần Duy Hưng, chiều Trần Duy Hưng đi đường Phạm Hùng mỗi lúc một đông để đến khu vực quảng trường sân vận động quốc gia Mỹ Đình chờ xem bắn pháo hoa buổi tối.

Tại vòng xuyến ở ngã tư giao cắt với đường Phạm Hùng-Khuất Duy Tiến-Trần Duy Hưng đã xảy ra ùn tắc giao thông cục bộ.

Mặc dù lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực và các lực lượng chức năng đã dốc sức giải tỏa song do quá nhiều phương tiện giao thông cùng người đi bộ dồn về gần như cùng lúc nên tình trạng tắc nghẽn vẫn xảy ra trên cả tuyến đường Trần Duy Hưng đi Phạm Hùng dài hơn 500 mét.

Các đoàn xe ưu tiên chở lực lượng diễu binh, diễu hành đến khu vực này, mặc dù có xe cảnh sát và xe quân đội cắm cờ, bật còi hụ và đèn ưu tiên nhưng vẫn phải dừng lại hơn 10 phút mới có thể tiếp tục di chuyển nhưng với tốc độ rất chậm.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm