| Hotline: 0983.970.780

Khi cây cỏ ngọt xuất hiện

Thứ Ba 14/08/2012 , 11:15 (GMT+7)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, mặc dầu chưa thật phổ biến và chưa được nông dân xem là một cây trồng kinh tế nông nghiệp nhưng loài cây trồng rất mới có tên là “cỏ ngọt” (stevia) đã xuất hiện.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, mặc dầu chưa thật phổ biến và chưa được nông dân xem là một cây trồng kinh tế nông nghiệp nhưng loài cây trồng rất mới có tên là “cỏ ngọt” (stevia) đã xuất hiện.

Cụ thể, tại xã Tân Hội (huyện Đức Trọng), một nông dân mua giống từ Bắc vào và đã gầy dựng được 1 sào (1.000m2). Sẽ có nhiều vấn đề đáng quan tâm cho các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng trong tương lai về sự hiện diện của cây cỏ ngọt trên địa bàn tỉnh này.

Cỏ ngọt là cây họ cúc, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có độ ngọt gấp 300 lần so với mía đường, có độ ngọt tự nhiên 100%. Đây được xem là loại đường không năng lượng nên rất phù hợp với người ăn kiêng, được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm. Tuy giống cỏ ngọt được nhập về Việt Nam từ khoảng cuối những năm 80 của thế kỷ trước nhưng bởi nhiều lý do, giống cây trồng này không được phát triển rộng – hiện cả nước ước chỉ có khoảng 100ha ở một vài tỉnh (chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc).

Song thời gian gần đây, do hiểu được giá trị cao của loại cây trồng này đối với sức khỏe con người nên rất nhiều người đã “săn lùng” cỏ ngọt và đang tạo nên một cơn “sốt” ở rất nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt, mới đây, Hội Giống cây trồng Việt Nam đã có văn bản đề nghị xây dựng hẳn một đề án phát triển cây cỏ ngọt tại Việt Nam; và phúc đáp công văn này, Bộ NN-PTNT đã có ý kiến “Bộ NN-PTNT nhất trí với đề nghị của Hội Giống cây trồng Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ… để xây dựng đề án Nghiên cứu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ cỏ ngọt theo hướng công nghệ cao để phát triển cây cỏ tại Việt Nam”.

Tuy không phổ biến nhưng Lâm Đồng cũng là một trong số ít tỉnh ở Việt Nam đã xuất hiện cây cỏ ngọt. Hiện tại, một chương trình phát triển bài bản cây cỏ ngọt ở Lâm Đồng hẳn là điều chưa đến lúc phải nghĩ tới nhưng xu thế loài cây này được mở rộng một cách tự phát trong tương lai là điều rất có thể diễn ra nên rất đáng quan tâm. Và như vậy, vấn đề cây cỏ ngọt nên là một “đề tài” cần được đặt lên bàn nghị sự của chính quyền và ngành chức năng của tỉnh ngay từ bây giờ!

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm