| Hotline: 0983.970.780

Khủng hoảng, xung đột làm giàu thương lái vũ khí

Thứ Ba 12/12/2017 , 11:05 (GMT+7)

Đối diện với nguy cơ xung đột và những mối đe doạ tăng lên, các quốc gia lập tức tăng chi tiêu quốc phòng: mua sắm tàu chiến, chiến đấu cơ, đạn dược…Kết quả là cánh thương lái vũ khí trên thế giới vớ bẫm.

Mỹ vẫn hưởng lợi nhiều nhất

Nếu chiểu theo logic trên, 2016 là năm thế giới nhiều bất an đối với cộng đồng toàn cầu. Theo thống kê của Viện nghiên cứu Hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI), doanh thu hoạt động buôn bán vũ khí, thiết bị quân sự trên thế giới trong năm này đã tăng 1,9% so với năm trước đó, và 38% nếu so với năm 2002. Đây là lần đầu tiên trong 5 năm, doanh số buôn bán vũ khí trên thế giới lại tăng.

Xung đột trên thế giới khiến chi tiêu quốc phòng gia tăng

Tổng doanh thu của 100 tập đoàn buôn bán vũ khí lớn nhất trên thế giới năm 2016 đạt 374,8 tỉ USD. Mỹ vẫn duy trì vị thế số 1, khi tiếp tục là quốc gia sản xuất, buôn bán vũ khí mạnh nhất. Theo báo cáo, doanh số bán vũ khí các tập đoàn Mỹ tăng 4%, với tổng trị giá đạt 217,2 tỉ USD. Con số ấn tượng này không chỉ xuất phát từ việc hoạt động quân sự của Mỹ đẩy mạnh ở nước ngoài mà còn từ nhu cầu mua sắm của các đối tác với Washington.

Theo DW, tập đoàn Lockheed Martin, nhà sản xuất vũ khí lớn nhất trên thế giới, đã bội thu nhờ hợp đồng bán chiến đấu cơ F-35 cho các nước như Anh, Ý hay Na Uy. Đối tác lớn nhất của Lochkeed Martin mặc dù vậy, chính là Không lực Mỹ. Thống kê cho biết doanh số các tập đoàn vũ khí của Mỹ chiếm tới 57,9% thương mại vũ khí toàn cầu. Chiếm vị trí thứ 2 trong danh sách 100 là Anh, 9,6%. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Nga (7,1%), Pháp (5%), các công ty châu Âu (4,2%) rồi lần lượt tới Ý (2,7%) hay Nhật Bản (2,2%), Hàn Quốc (2,2%). Ở châu Âu, doanh số buôn bán vũ khí của Pháp và Ý giảm nhưng Đức và Anh, bất chấp Brexit, vẫn tăng. Hãng sản xuất xe tăng Krauss-Maffei của Đức đã hưởng lợi lớn từ hợp đồng với châu Âu, các nước Trung Đông và Đông Nam Á.

Các chuyên gia của SIPRI tin rằng, Trung Quốc cũng nằm trong tốp 20 quốc gia buôn bán vũ khí hàng đầu thế giới. Mặc dù vậy, các tập đoàn lớn của Bắc Kinh không được liệt kê trong danh sách 100 tập đoàn theo thống kê trên. Lý do theo Giám đốc Chương trình Vũ khí và Chi tiêu quân sự của SIPRI, Aude Fleurant, tổ chức này không nắm được số liệu đáng tin cậy của Trung Quốc.
 

Khủng hoảng làm giàu lái buôn vũ khí

Theo bà Aude Fleurant, rất khó để xác định mối liên hệ trực tiếp giữa hiện tượng gia tăng mua sắm vũ khí với các cuộc chiến tranh đang xảy ra ở những điểm nóng trên thế giới. Tuy nhiên, có thể thấy rõ khi đứng trước các nguy cơ và mối đe doạ tăng lên, các quốc gia đều có xu hướng đẩy mạnh chi phí quốc phòng. Hàn Quốc là một ví dụ.

Năm 2016, doanh số buôn bán vũ khí các công ty Hàn Quốc tăng 20,6%. “Rất rõ ràng là họ thích ứng với tình hình an ninh trong khu vực. Hàn Quốc cảm thấy lo ngại trước các hành vi khiêu khích và mối đe doạ hạt nhân từ Triều Tiên, và họ tăng chi tiêu quốc phòng. Các doanh nghiệp vũ khí Hàn Quốc, vốn chủ yếu bán cho Bộ Quốc phòng nước này, đã hưởng lợi”-bà Aude Fleurant cho biết.

Mới đây, quốc hội Hàn Quốc cũng vừa thông qua kế hoạch ngân sách quốc phòng năm 2018, tăng 8% so với năm 2017. Cụ thể, ngân sách quốc phòng Hàn Quốc năm tới là 43,2 nghìn tỉ won (39,7 tỉ USD). Đây là mức tăng lớn nhất kể từ năm 2009, theo Yonhap. Tương tự Hàn Quốc, Nhật Bản cũng tăng ngân sách quốc phòng năm 2018 vào khoảng 47,9 tỉ USD, tăng 2,5% so với năm 2017. Cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều thể hiện sự quan ngại trước mối đe doạ từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Mới đây sau vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên hôm 29/11, Nhật Bản lập tức lên kế hoạch mua hệ thống tên lửa, với tầm bắn có thể vươn tới lãnh thổ Bắc Hàn.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất